Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 54307 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Có thể biến da người thành tinh trùng và trứng (01/04/2015)
Các nhà khoa học tại Anh dùng tế bào da để tạo ra tinh trùng và trứng, một thành tựu có thể dẫn tới cuộc cách mạng trong điều trị vô sinh.
Ảnh minh họa: redorbit.com
Theo The Guardian đưa tin, một nhóm chuyên gia của Đại học Cambridge tại Anh lấy tế bào gốc từ da người rồi nuôi chúng trong 5 ngày với những điều kiện đặc biệt để chúng trở thành dạng đầu tiên của trứng và tinh trùng.
"Chúng tôi tin rằng, chúng sẽ trở thành những dạng đầu tiên của trứng và tinh trùng sẽ phát triển thành dạng hoàn chỉnh", nhóm nghiên cứu tuyên bố.
Trong giai đoạn tiếp theo của quá trình nghiên cứu, các chuyên gia sẽ cấy những dạng đầu tiên của trứng và tinh trùng vào buồng trứng của chuột để xem chúng có thể phát triển thành dạng hoàn chỉnh hay không. Nếu hiện tượng đó xảy ra, giới y khoa có thể dùng tế bào da để thụ tinh nhân tạo cho người.
"Mọi việc xảy ra khá nhanh. Giờ đây chúng tôi có thể tạo ra tế bào trứng và tinh trùng từ mô da trong 5 tới 6 ngày với những điều kiện phù hợp", Azim Surani - trưởng nhóm nghiên cứu phát biểu.
Thành tựu của nhóm Surani có thể trở thành một bước đột phá mang tính lịch sử trong lĩnh vực y khoa. Vào năm 2012, các nhà nghiên cứu từng tạo ra trứng và tinh trùng từ tế bào gốc của chuột, song sản phẩm của họ chỉ có thể tạo ra chuột con, chứ không thể tạo ra người. Nếu nghiên cứu của nhóm Surani thành công, luật về thụ tinh nhân tạo sẽ phải thay đổi. Chẳng hạn, hiện tại luật pháp Anh cấm các cơ sở y tế dùng trứng và tinh trùng nhân tạo để điều trị vô sinh cho người.
Nguồn: khoahoc.tv
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)