Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 19538 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Da điện tử thông minh được trang bị cảm ứng từ (28/11/2019)
Hiện nay, công nghệ "da điện tử", trong đó, bổ sung chức năng điện tử cho da tự nhiên của người sử dụng đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học đã phát triển công nghệ lên một tầm cao mới mà cụ thể là bổ sung từ tính cho thiết bị thay vì sử dụng nguồn điện và điện tích hợp.
Liam Swanepole (trái) và Abdullah Almansouri kiểm tra sự linh hoạt của da từ tính. Ảnh: KAUST
Nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ King Abdullah (KAUST), Ả Rập Saudi đã sử dụng vật liệu polymer có tính tương thích sinh học rất linh hoạt được trộn với các vi hạt từ hóa. Các nhà khoa học đã áp dụng một quy trình sản xuất "đơn giản, dễ thực hiện và với chi phí thấp" để chế tạo vật liệu thành những tấm mỏng, từ đó, có thể dán tạm thời lên da của người dùng.
Da có thể được kéo dài tới 300 phần trăm mà không mất chức năng. Ảnh: KAUST
Khi lớp da từ tính được gắn vào đúng vị trí, các cảm biến gần đó có thể phát hiện ra những thay đổi trong từ trường của nó khi phần cơ thể nghi ngờ di chuyển xung quanh. Ví dụ, trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, các chuyên gia đã áp dụng lớp da điện tử lên mí mắt của đối tượng thử nghiệm, sau đó, họ sử dụng một cảm biến từ tính đa trục liền kề để theo dõi.
Cảm biến có khả năng xác định xem mí mắt đang ở trạng thái mở hay đóng. Chức năng này mở ra hy vọng cho khả năng sử dụng công nghệ trong các ứng dụng như giao diện máy tính dành cho người khuyết tật, phân tích các tư thế ngủ hoặc theo dõi sự cảnh giác của người lái xe. Trong những trường hợp trên, cảm biến từ tính có thể được tích hợp vào gọng kính, mặt nạ ngủ hoặc thậm chí là hình xăm điện tử được dính trên trán.
Trong nhiều thử nghiệm, các nhà nghiên cứu áp dụng công nghệ da từ tính lên đầu ngón tay của găng tay cao su để sử dụng trong bật và tắt công tắc đèn được trang bị cảm biến từ mà không cần phải chạm vào. Ngoài ra, công nghệ mới còn có thể được áp dụng ở những khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm cao như phòng thí nghiệm hay các cơ sở y tế. Hệ thống kiểm soát cử động của người khuyết tật sử dụng xe lăn điện cũng là một trong những ứng dụng có ý nghĩa.
PGS. Jurgen Kosel, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Da điện tử nhân tạo thông thường đòi hỏi cung cấp năng lượng và lưu trữ dữ liệu hoặc mạng truyền thông, vì vậy, những thiết bị đi kèm như pin, dây điện, chip điện tử và ăng-ten thường gây bất tiện cho người sử dụng. Trong khi đó, theo chúng tôi được biết thì công nghệ da từ tính của chúng tôi là loại da đầu tiên không yêu cầu sử dụng bất kỳ thiết bị nào trong số này".
Nguồn: P.K.L (NASATI)/www.vista.gov.vn
Cập nhật: 28/11/2019
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)