Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 62378 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Dạy trẻ sống có trách nhiệm (28/11/2018)
Nhiều phụ huynh không khỏi lo ngại khi thấy con mình dù giỏi giang, chăm chỉ nhưng lại có phần ít quan tâm tới những người thân xung quanh. Tuy nhiên, phần lớn những điều này đều xuất phát từ nguyên nhân cha mẹ quá nuông chiều con trẻ.
Mỗi cha mẹ đều giống nhau ở điểm quá thương yêu con, nên đã chiều chuộng, mặc nhiên đáp ứng mọi sở thích mong muốn của con từ nhỏ. Chính vì tình thương vô điều kiện ấy đã khiến những đứa trẻ dù đã lớn nhưng vẫn ích kỷ. Đa phần chúng chỉ muốn nhận được sự quan tâm của người khác mà không biết chia sẻ, hay suy nghĩ vì những người thân yêu của mình.
Theo bà Nguyễn Bích Lộc, giáo viên Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Thanh Trì (Hà Nội): Cần phải dạy trẻ về tình yêu thương và sự sẻ chia từ khi còn nhỏ. Bởi điều này sẽ giúp các con hình thành thói quen biết quan tâm tới những người xung quanh khi lớn lên.
Điều đầu tiên là các con cần học cách lắng nghe từ những người sống bên mình và mọi người trong cộng đồng. Việc học cách quan tâm tới mọi người cũng phải được trau dồi thường xuyên như bất kỳ một môn học nào.
Cha mẹ nên khuyến khích các con mỗi ngày làm được nhiều việc tốt. Đó là khi các con biết giúp đỡ bạn bè hoặc cùng chia sẻ các hoạt động của tập thể. Những điều này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tốt biết vì người khác. Việc dạy trẻ bày tỏ sự biết ơn một cách thường xuyên cũng chính là hướng trẻ biết quan tâm tới mọi người.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người có thói quen thể hiện sự biết ơn thường có xu hướng sẵn sàng giúp đỡ người khác, hào phóng, nhiệt tình và dễ tha thứ. Và những người này cũng thường hạnh phúc và mạnh khỏe hơn. Trên thực tế, đa số cha mẹ thường kỳ vọng vào sự trưởng thành của con cái hơn là muốn trẻ biết sống nhân hậu và quan tâm tới người khác hay không.
Rõ ràng chúng ta nên xem lại quá trình nuôi dạy trẻ. Hãy để trẻ tập thói quen phải cân bằng giữa nhu cầu của bản thân với nhu cầu của người khác.
Tùy theo độ tuổi của con mà bố mẹ nên phân công, giao trách nhiệm cho con với các công việc trong gia đình. Bên cạnh đó cũng cần có những quy định về chuẩn mực trong cách hành xử giao tiếp.
Việc tạo cho trẻ có những thói quen tốt sẽ giúp trẻ tự giác và biết có trách nhiệm hơn. Trong cuộc sống hàng ngày, phụ huynh chính là tấm gương mà các con soi vào để học tập và noi theo. Chính vì vậy, cách hành xử giao tiếp hàng ngày của người lớn sẽ giúp các con cảm nhận và học theo một cách nhanh nhất. Trẻ cần được học về lòng vị tha, về tình yêu thương chia sẻ từ những bài học thực tế trong cuộc sống.
Nguồn: Báo Giáo dục thời đại
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)