Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 29215 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Đi lễ chùa đầu năm sao cho đúng? (15/02/2017)
Đầu năm đi lễ chùa, đó là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam xuất phát từ tấm lòng thành kính dâng lên Phật, cũng như mong muốn những điều tốt đẹp đến với người thân. Tuy nhiên, để hành lễ và chuẩn bị lễ vật sao cho đúng khi đi chùa thì không phải ai cũng nắm rõ.
Khung cảnh chùa Linh Quang Pháp Ấn, Đà Lạt
Trước hết,về lễ vật. Lễ vật đi chùa là lục vị cúng giàng gồm: Hương, hoa, đăng, trà, quả, thực, đều là những đồ lễ mang tính chất nhẹ nhàng, thanh tao, tuyệt đối không dâng đồ mặn khi đến chùa.
Theo trụ trì Thích Minh Hiền, trụ trì chùa Hương, nhân dân đi lễ hay mang đồ ăn theo. Một số người mang rượu, bia, thịt vào chùa ăn, trước khi ăn thì thường cúng, dần dần tạo thành một thói quen. Thói quen này chỉ tồn tại ở những người chưa có nhận thức đầy đủ về lễ vật đi chùa. Đây là một quan niệm sai lầm của người dân khi đi lễ chùa, gây ảnh hưởng đến sự thanh tao nơi cửa Phật. Cửa Phật là chốn thanh tịnh, người dân đến với Phật bằng tâm.
Về nghi thức hành lễ, theo trụ trì Thích Minh Hiền: sau khi dâng lễ, phật tử còn tụng kinh, niệm phật nhưng đối với du khách, điều này chỉ mang tính chất tương đối, mọi người cầu sao được vậy, tức là hành lễ theo cái tâm, cái mong muốn của chính bản thân rồi vái lạy theo cách mà họ cho là phù hợp nơi cửa Phật.
Tuy nhiên, người dân đi lễ chùa cũng nên biết các bước hành lễ đúng khi đi chùa: Thứ nhất là đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ bàn thờ Đức Ông trước. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang. Bước tiếp theo là đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu). Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.
Trang phục đến chùa làm lễ phải là những trang phục kín đáo, quần dài, áo dài tay, không mặc váy ngắn, quần sooc, không nói lớn nơi cửa chùa.
Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này.
Còn đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm khi đi chùa và gặp phải sự lúng túng trong cách xưng hô, hãy nhớ, khi gặp nhà sư thì gọi A di đà Phật, bạch Thầy,… và xưng mình là Con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, giống như đang xưng hô với Đức Thích Ca.
Nguồn: Báo Lao Động
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)