Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 43132 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Điều trị các bệnh rối loạn thần kinh nhờ não sứa (30/05/2014)
Các nhà khoa học vừa tìm thấy hi vọng trong việc điều trị các bệnh rối loại thần kinh, đặc biệt là bệnh Parkinson và Alzheimer, nhờ não của loài sinh vật thân nhầy gốc phiến lược - được xem là tổ tiên loài sứa.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Florida (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu bản đồ phát triển não của loài sứa tổ tiên comb jelly. Chúng không sử dụng chất dopamine để kiểm soát bộ não và chất này làm cho con người mắc bệnh Parkinson. Đồng thời chúng có khả năng tái tạo bộ não trong thời gian ngắn chưa đến 4 ngày bằng những cách thức riêng biệt.
Loài comb jelly - sinh vật thân nhầy gốc phiến lược được xem là tổ tiên loài sứa - (Ảnh: Reuters)
Theo lý thuyết khoa học truyền thống, mạng lưới thần kinh đơn giản cho đến sự phức tạp của hệ thần kinh con người đều phát triển trên một đường duy nhất. Và bây giờ, bộ não của loài sứa này lại phát triển bằng con đường khác, chưa bao giờ thấy ở bất kỳ động vật nào.
Ông Leonid Moroz, người đứng đầu dự án nghiên cứu, cho biết: “Loài sứa này khác hoàn toàn với các loài sứa thường. Những phân tử tạo thành cơ thể và cơ chế phát triển của nó hoàn toàn khác so với các loài động vật khác, bao gồm cả gene và hệ thống thần kinh”.
Vì vậy, việc nắm bắt được quá trình tái tạo đồng thời hiểu được những thành phần hóa học mà bộ não chúng sử dụng sẽ tạo nên bước đột phá trong y học tổng hợp. Chìa khóa này sẽ giúp các nhà khoa học tìm ra phương pháp điều trị bệnh Parkinson, Alzheimer và một số bệnh thoái hóa thần kinh khác.
Nguồn: tuoitre.vn
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)