Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 16736 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Đột phá trong việc sử dụng tế bào da để tiêu diệt ung thư (03/03/2016)
Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học North Carolina đã biến đổi tế bào da thành tế bào gốc tiêu diệt bệnh ung thư gây phá hủy các khối u não như u nguyên bào xốp. Phát hiện này lần đầu tiên trong vòng hơn 30 năm qua cung cấp một liệu pháp mới hiệu quả hơn cho bệnh ung thư.
Kỹ thuật này dựa vào phiên bản mới nhất của công nghệ đã giành giải thưởng Nobel từ năm 2007, cho phép các nhà nghiên cứu biến tế bào da thành tế bào gốc giống phôi. Các nhà khoa học đã ca ngợi khả năng áp dụng kỹ thuật đó trong y học tái sinh và sàng lọc thuốc. Giờ đây, nhóm nghiên cứu của trường Đại học North Carolina đã phát hiện ra cách sử dụng mới, đó là tiêu diệt ung thư não.
Tỷ lệ sống sót trên 2 năm đối với bệnh nhân bị u nguyên bào xốp là 30% vì bệnh khó điều trị. Thậm chí bác sĩ phẫu thuật loại bỏ gần như toàn bộ khối u, khối u tưởng như mọc các tua ung thư, xâm lấn ăn sâu vào trong não nhưng các tua còn lại tái phát triển. Hầu hết bệnh nhân chết trong vòng một năm rưỡi từ lúc bệnh được chẩn đoán.
Nhóm nghiên cứu muốn giải quyết vấn đề này bằng cách phát triển một liệu pháp mới cho u nguyên bào xốp bắt đầu với các tế bào da của chính bệnh nhân nhằm loại bỏ các tua ung thư, tiêu diệt hiệu quả u nguyên bào xốp.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học tái lập trình tế bào da được gọi là nguyên bào sợi sản sinh collagen và mô liên kết để trở thành các tế bào gốc thần kinh cảm ứng (induced neural stem cell). Các nhà khoa học đã nghiên cứu trên chuột và chứng minh các tế bào gốc thần kinh này có khả năng bẩm sinh di chuyển khắp não và lưu lại trong đó và tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại. Chúng còn có thể được điều chỉnh để tạo ra một protein diệt khối u, loại bỏ bệnh ung thư.
Tùy từng loại khối u, nhóm nghiên cứu đã tăng thời gian sống sót của chuột từ 160-220%. Các bước tiếp theo sẽ tập trung vào các tế bào gốc của người và thử nghiệm thuốc chống ung thư hiệu quả hơn để nạp vào các tế bào gốc thần kinh tìm kiếm khối u.
"Nghiên cứu của chúng tôi là sự phát triển mới nhất của công nghệ tế bào gốc đã giành giải thưởng Nobel năm 2012", PGS.TS. Shawn Hingtgen, trưởng nhóm nghiên cứu nói. "Chúng tôi muốn tìm hiểu liệu các tế bào gốc thần kinh cảm ứng có cư trú trên các tế bào ung thư và liệu chúng có thể được sử dụng để cung cấp tác nhân trị liệu. Đây là lần đầu tiên công nghệ tái lập trình trực tiếp này đã được sử dụng để điều trị ung thư".
Nhóm nghiên cứu hiện cũng đang tăng cường sức mạnh của các tế bào gốc trong khoang phẫu thuật. Kết quả cho thấy các tế bào gốc cần một ma trận vật lý để hỗ trợ và tổ chức chúng, vì vậy, chúng sẽ giăng mắc xung quanh ma trận đủ dài để tìm ra các tua ung thư. "Nếu không có cấu trúc này, các tế bào gốc di chuyển quá nhanh không thực hiện được hành vi có lợi" PGS.TS. Hingtgen nói.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã bổ sung các tế bào gốc vào keo tơ huyết mà FDA phê chuẩn thường được dùng làm keo phẫu thuật. Ma trận vật lý mà keo tơ huyết tạo ra, đã tăng gấp ba lần khả năng lưu giữ của tế bào gốc trong khoang phẫu thuật, hỗ trợ thêm cho việc áp dụng và thế mạnh của kỹ thuật này.
Nguồn: vista.gov.vn (Theo Medicalxpress)
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)