Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 10691 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Dự án giúp bạn có thể tự chỉnh sửa ADN của chính mình tại nhà (27/11/2015)
Không cần trở thành chuyên gia sinh học và di truyền, bạn vẫn có thể tự chỉnh ADN của chính mình.
Phương pháp chỉnh sửa gene CRISPR là một kỹ thuật mà chỉ nghe qua đã thấy độ phức tạp và khó hiểu của nó. Đây là kỹ thuật chỉnh sửa gene đòi hỏi rất nhiều thiết bị công nghệ sinh học cao cấp và thường chỉ được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Mặc dù vậy, một dự án DIY mới được triển khai sẽ cho phép bất kỳ ai cũng có thể tự chỉnh sửa gene của mình ngay tại nhà mà không cần phải biết về sinh học hay có bằng tiến sỹ. Dự án này mang tên ODIN.
ODIN được khởi động bởi nhà sinh học tổng hợp Josiah Zayner, một chuyên gia của NASA đang thực hiện chương trình nghiên cứu vi khuẩn phục vụ cho công cuộc khai phá Sao Hỏa trong tương lai của loài người. Đây là một công việc cực kỳ khó nhằn và đòi hỏi rất nhiều về thời gian cũng như kiến thức, nhưng oái ăm ở chỗ là do kinh phi hoạt động có hạn nên Josiah luôn phải làm việc một mình mà không có bất kỳ sự hỗ trợ nào về mặt nhân lực.
Ngay lập tức, Josiah Zayner đã nghĩ ra ý tưởng về một công cụ hướng dẫn những "chuyên gia sinh học nghiệp dư" có thể tự nghiên cứu và thực hiện các thí nghiệm sinh học tại nhà. Từ đó, những người này có thể tạo lập nên một cộng đồng chuyên nghiên cứu về sinh học bên ngoài khuôn khổ của các tổ chức chính thức - nơi mà họ luôn tìm kiếm được sự hỗ trợ cần thiết của những người có cùng mối quan tâm thay vì "lọ mọ một mình" nghiên cứu như bản thân Josiah.
Cuối cùng, anh đã quyết định đăng ký một chương trình gây quỹ trên trang Indiegogo về việc thiết kế một bộ công cụ hướng dẫn chỉnh sửa gene theo phương pháp CRISPR cho tất cả mọi người.
Một bộ công cụ ODIN cơ bản.
Vậy tại sao lại lựa chọn phương pháp chỉnh sửa gene CRISPR? Josiah cho biết đây là một kỹ thuật tổng hợp sinh học có nhiều ứng dụng thực tế vì nó cho phép thực hiện những điều chỉnh nhỏ nhất trên kho dữ liệu khổng lồ của phân tử ADN với độ chính xác chưa từng có trước đây. Một ưu điểm của kỹ thuật này là có thể được thực hiện với giá thành rẻ, nhanh chóng, dễ dàng, và độ chính xác thậm chí còn cao hơn các biện pháp trước đây.
CRISPR - viết tắt của Clustered Regularly InterSpaced Palindromic Repeats - là phương pháp chỉnh sửa gene phổ biến bằng cách dùng các protein vi khuẩn để cắt ADN, trong đó một loại protein có tên Cas9 được nhiều chuyên gia sinh học và di truyền sử dụng để xóa bỏ, biến đổi, thậm chí là bổ sung ADN vào các hệ thống sinh học di truyền cơ bản bên trong sinh vật sống, từ nấm men cho tới con người.
Quay trở lại với dự án ODIN, Josiah Zayner cho biết những người tham gia gây quỹ cho chương trình này sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. ODIN có rất nhiều lựa chọn từ những bộ thí nghiệm cơ bản có giá 75 USD chỉ gói gọn xung quanh việc chỉnh sửa ADN của các loại vi khuẩn khiến chúng phát sáng trong bóng tối cho đến gói công cụ 5000 USD đi kèm lời giới thiệu "Đưa cả phòng thí nghiệm sinh học đến căn nhà của bạn" sẽ cho phép bạn có thể tự chỉnh ADN của chính mình. Để làm an tâm những người còn nghi ngại về mức độ an toàn của bộ công cụ này đến sức khỏe con người, Josiah Zayner khẳng định "những vi khuẩn đi kèm trong những bộ công cụ này còn an toàn hơn cả vi khuẩn có trên da của bạn".
Vi khuẩn phát sáng sau khi đã bị chỉnh sửa ADN.
Được phát hiện từ năm 1987, nhưng phải đến những năm gần đây CRISPR mới thể hiện được tầm quan trọng của mình. Thậm chí, không ít nhà khoa học đã coi việc chứng mình công dụng của CRISPR là một cuộc cách mạng trong công nghệ sinh học, mang lại nhiều tiềm năng trong nghiên cứu ứng dụng đặc biệt là ở khía cạnh chỉnh sửa ADN của các loại virus để tạo ra những loại thuốc ngăn ngừa những bệnh hiểm nghèo.
Nguồn: khoahoc.tv (Theo Trí thức trẻ)
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)