Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 68845 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Đưa robot tảo siêu nhỏ vào cơ thể do thám và trị ung thư (29/11/2017)
Những robot siêu nhỏ được chế tạo từ… tảo xoắn có thể được điều khiển từ xa để tìm kiếm các tế bào ung thư và vận chuyển thuốc tiêu diệt chúng. Xong nhiệm vụ, chúng sẽ tự phân hủy.
Một nghiên cứu đa quốc gia vừa cho ra đời một thiết bị siêu nhỏ được gọi là "biohybrids", một phiên bản lai tạo giữa robot công nghệ cao và tế bào sinh học. Chúng được tạo ra với mục đích đi sâu vào cơ thể để tìm kiếm, chẩn đoán và điều trị bệnh ở các bộ phận mà các kỹ thuật hiện nay khó tiếp cận. Bệnh ung thư là mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu.
Những robot siêu nhỏ làm từ tảo và kim loại - (ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).
Robot đặc biệt này được chế tạo từ tảo Spirulina (tên thường gọi là tảo xoắn), phủ các hạt sắt từ tính cực nhỏ và có thể điều kiển từ xa. Giáo sư Li Zhang, một kỹ sư tại Đại học Chinese University of Hong Kong, cho biết có thể nói tảo Spirulina như một vật liệu thông minh của tự nhiên. Chất huỳnh quang trong tảo và oxit sắt từ bên ngoài giúp các nhà khoa học có thể theo dõi được các yếu tố trong cơ thể bằng các hình ảnh huỳnh quang và hình ảnh cộng hưởng từ.
Giáo sư Kostas Kostarelos, đến từ Đại học Manchester (Anh), một thành viên khác của nhóm nghiên cứu, cho biết các robot này có thể nắm bắt được những thay đổi rất nhỏ của cơ thể liên quan đến sự khởi phát bệnh tật, trở thành công cứu hữu ích để chẩn đoán sớm.
Ngoài nhiệm vụ do thám cơ thể, chúng có thể mang theo thuốc đến phân phối trực tiếp cho các tế bào, ví dụ như các loại thuốc dùng để diệt tế bào ung thư. Xong nhiệm vụ, robot siêu nhỏ này sẽ tự phân hủy sinh học.
Tảo Spirulina là một thực vật quen thuộc được phát hiện năm 1960 ở hồ Tchad, Trung Phi. Ngày nay, nhiều nước phát triển loại tảo này để chế biến thực phẩm bổ sung. Tảo Spirulina từng được các cơ quan hàng đầu như Tổ chức Y tế Thế giới, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ… công nhận là "siêu thực phẩm"bảo vệ sức khỏe.
Nguồn: Người Lao Động
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)