Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 13384 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Dụng cụ chẩn đoán nhanh vi khuẩn làm từ giấy (05/03/2020)
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Southampton (Anh) đã phát triển một dụng cụ mới hỗ trợ chẩn đoán nhanh nhóm vi khuẩn gây nhiễm trùng, qua đó rút ngắn thời gian tìm ra cách thức điều trị cho bệnh nhân.
Hình ảnh đăng trên trang web của Đại học Southampton mô phỏng dụng cụ mới.
Đáng chú ý, dụng cụ mới này được chế tạo chủ yếu từ giấy, có tổng cộng 3 lớp. Lớp trên cùng chứa 4 loại kháng sinh phổ biến gồm Amoxicillin, Ciprofloxacin, Gentamicin và Nitrofurantoin tại 4 góc vuông của dụng cụ; lớp giấy quỳ nằm giữa và lớp cuối là gel trong suốt. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng tia laser ép 3 lớp này với nhau.
Dụng cụ này hoạt động giống như que thử thai. Chỉ cần đổ mẫu chất lỏng xét nghiệm, như nước tiểu của người bệnh, vào dụng cụ này, các bác sĩ có thể sớm xác định được loại vi khuẩn trong mẫu xét nghiệm thông qua sự đổi màu ở góc giấy chứa kháng sinh.
Từ đó, bác sĩ có thể xác định loại nào trong số 4 loại kháng sinh trên sẽ thích hợp để điều trị. Còn nếu cho kết quả không liên quan loại nào thì kết luận trường hợp bệnh này không thể điều trị bằng cả 4 loại kháng sinh trên.
Do đó, dụng cụ này đặc biệt hữu ích trong việc giảm kê thuốc kháng sinh không cần thiết cho các bệnh nhân, qua đó, giảm lượng kháng sinh bị sử dụng sai mục đích cũng như làm giảm nguy cơ kháng kháng sinh ngày càng phổ biến hiện nay.
Trước đây, phương thức xét nghiệm thông thường trong phòng thí nghiệm có thể mất tới 4 ngày mới có kết quả. Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Southampton, chi phí sản xuất dụng cụ này khá rẻ. Cả y tá và bác sĩ đều có thể sử dụng dụng cụ này để chẩn đoán mà không cần đến phòng thí nghiệm.
Nguồn: BT/Báo Chính phủ
Cập nhật: 02/3/2020
http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Dung-cu-chan-doan-nhanh-vi-khuan-lam-tu-giay/388810.vgp
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)