Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 214 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Đừng im lặng khi trẻ bị bạo hành (30/05/2018)
Bạo hành có lẽ là điều ám ảnh các bậc cha mẹ nhất trong thời điểm hiện tại. Cảm giác đứa con mình nâng niu chăm bẵm bị đối xử một cách dã man đôi khi còn khiến cho họ không còn tin tưởng đưa con đến trường mầm non mà cứ thế cho con vào lớp một. Thậm chí nhiều trường hợp trẻ em bị bạo hành nhưng bố mẹ vẫn phải cắn răng nhắm mắt cho qua vì không thể tìm được phương cách giải quyết sáng suốt nhất do quá đau lòng và tức giận. Vậy phải làm gì khi con bạn bị bạo hành?
Sau khi trẻ em bị bạo hành, chúng thường chọn cách im lặng vì sợ hãi người bạo hành mình biết được sẽ tiếp tục đánh mắng. Vì vậy, bậc cha mẹ nên thường xuyên nói chuyện với con sau mỗi lần trẻ đi mẫu giáo về. Hãy hỏi xem trẻ đã làm gì trong suốt những giờ học, các hoạt động trẻ được tham gia, thức ăn mà trẻ đã ăn trong ngày và cả về sự quan tâm của cô giáo đối với trẻ. Đa số trẻ em bị bạo hành thường sẽ tự thu mình và hạn chế nói chuyện, quấy khóc nhiều hơn và không muốn đến lớp.
Nếu như con em chúng ta hoặc bất kỳ một trường hợp nào trẻ bị bạo hành, hãy báo ngay với cơ quan chức năng có thẩm quyền để được giải quyết. Bạo hành không chỉ đơn thuần để lại những vết thương thể chất mà còn cả những vết thương về mặt tinh thần cho trẻ. Gần 70% trẻ em bị bạo hành có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và có những hành động bạo hành người khác do ám ảnh tâm lý. Bạo hành không chỉ mang lại nỗi đau tức thì cho chính trẻ, gia đình, cho xã hội mà nỗi đau này còn kéo dài cho đến tận khi trẻ trưởng thành.
Hãy tâm sự nhiều với vẻ, quan trọng là không được kéo trẻ ra khỏi cộng đồng cũng như bạn bè. Bạn bè và các mỗi quan hệ xã hội như một liều thuốc bổ cho trẻ, trẻ sẽ hoạt bát hơn khi được vui đùa và làm những điều mình thích với bạn bè cùng trang lứa.
Nếu tình trạng tâm lý của trẻ trở nên bất ổn sau khi bị bạo hành, các cha mẹ đừng ngại ngần đưa trẻ đi gặp các bác sĩ tâm lý, những người thực sự sẽ có phương án để giải tỏa sự sợ hãi cho trẻ theo cách khoa học và hợp lý nhất. Tuy nhiên, hãy chỉ điều trị tâm lý khi cha mẹ cảm thấy trẻ thật sự đang sợ hãi và bất ổn tột độ.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần tránh cho trẻ xem các bộ phim hay chơi các loại game có hình ảnh bạo lực, vì trẻ co xu hướng trở nên bạo lực sau khi bị người khác bạo hành.
Nguồn: Báo Gia đình Xã hội
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)