Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 5026
Tổng truy cập : 57,998

Văn hóa - Xã hội Nông thôn

Đừng khổ vì hội chứng “con người ta” (23/07/2019)

 

         Không ít cha mẹ so sánh con mình với “con người ta” với suy nghĩ lấy tấm gương cụ thể như thế để trẻ có động lực phấn đấu và tiến bộ.

Việc cha mẹ thường xuyên so sánh con mình với “con người ta” là cách làm “lợi bất cập hại”, thậm chí rất phản giáo dục khi con mình là đứa trẻ cá tính. Trẻ không những không làm theo điều mong ước của cha mẹ mà còn làm ngược lại để “trêu ngươi”, chống đối. Điều này không tốt cho trẻ trong quá trình hoàn thiện nhân cách bản thân.

Mỗi đứa trẻ đều có khả năng, sở trường ở lĩnh vực nhất định và hạn chế ở lĩnh vực trẻ không có hứng thú. Do đó, cha mẹ không nên so sánh con với bạn khác rồi đem ra mỉa mai, chì chiết để tránh cho con bị tổn thương lòng tự trọng. Có rất nhiều trường hợp học sinh bị rối nhiễu tâm lý, stress, khủng hoảng tâm lý vì bị cha mẹ áp đặt, mắng mỏ.

Thay vào đó, phương pháp giáo dục trẻ hiệu quả là hãy phát hiện sớm năng lực, sở trường và lắng nghe nhu cầu của trẻ để giúp chúng phát triển một cách tốt nhất.

Không có bậc cha mẹ nào lại không quan tâm, yêu thương và lo lắng cho tương lai của con cái mình. Song, đôi khi tình thương yêu có phần thái quá vì tâm lý chạy theo thành tích, luôn muốn con là số một, hay ít nhất phải bằng bạn bằng bè, nên phụ huynh cứ có cơ hội thường hay có tâm lý đem con mình so sánh với “con người ta”. 

Phải chăng, ngoài những lo lắng lớn lao như biển trời thì tình yêu của cha mẹ có lẽ đôi khi lại chỉ thu về sự ý nhị: cần cho con trẻ cơ hội luôn được là chính mình mà không cần so sánh trẻ với ai.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ