Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 17301 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Dùng liệu pháp kết hợp điều trị ung thư não xâm lấn cho hiệu quả tốt hơn so với xạ trị đơn thuần (11/03/2016)
Xạ trị là liệu pháp có thể phá hủy hiệu quả các khối u não nhưng các tế bào ung thư này vẫn có thể tự “hồi phục” sống lại. Do đó, các nhà khoa học tại trung tâm Ung thư Sidney Kimmel đã thử nghiệm một chiến lược nhằm kết hợp liệu pháp xạ trị với một loại thuốc mà có thể làm cho khối u không thể khôi phục lại được.
“Chúng tôi thấy được hiệu quả của việc kết hợp liệu pháp xạ trị với các chất hóa học, thuốc panobinostat - một loại thuốc dùng trong điều trị ung thư”. Tiến sỹ Yaacov R. Lawrence, khoa Ung bướu, đại học Thomas Jefferson, cho biết.
Tất cả 12 bệnh nhân được kiểm tra có mắc u thần kinh đệm ở mức độ nặng bị tái phát sau khi tiến hành xạ trị lần đầu. Trong đó, 8 ca bị u nguyên bào đệm tái hồi (recurrent glioblastoma) và 4 ca bị u bào hình sao thoái biến. Có hai dạng ung thư não xâm lấn (aggressive brain cancer), điển hình của gần 70% u thần kinh đệm, đây là căn bệnh được chẩn đoán với khoảng 10.000 ca mỗi năm. Mặc dù các ca bệnh này đều đáp ứng với bức xạ ban đầu, song hầu hết lại bị tái phát trong vòng 2 năm và sự sống chỉ kéo dài đến một năm hoặc ít hơn.
“Không có tiêu chuẩn điều trị nào cho căn bệnh u thần kinh đệm mức độ nặng. Tại Jefferson, chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp liệu trình xạ trị lần 2 sau khi người bệnh bị tái lại, để có thể làm tăng thêm cơ hội sống cho họ”. Tiến sỹ, đồng tác giả nghiên cứu, Adam Dicker, khoa Dược lý học và Thử nghiệm trị liệu tại trường đại học Sidney Kimmel Medical College cho biết.
Panobinostat, được cho phép đưa vào sử dụng năm 2015 để điều trị bệnh đa u tủy xương (multiple myeloma), hiện đang được thử nghiệm ở nhiều loại bệnh ung thư khác, là loại thuốc ức chế enzyme histon deacetylase có khả năng làm biến đổi biểu hiện khoảng 8% phân tử ARN được tạo ra từ các gen. Việc biến đổi RNA làm thay đổi sự sản xuất protein, ức chế ung thư hình thành và phát triển. Loại thuốc này cũng có khả năng “đóng” RAD51, một loại enzym “sửa chữa” ADN.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khi dùng panobinostat liều cao nhất cho bệnh nhân nhìn chung đều dung nạp khá tốt, và họ đã quan sát thấy có sự cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót không tiến triển (progression-free survival) lẫn sống sót tổng thể (overall survival).
Theo tiến sỹ Lawrence cho biết: Mục đích của nghiên cứu này không phải là để chứng minh lợi ích của liệu pháp kết hợp, mà là để kiểm tra mức độ an toàn trong điều trị.
Kết quả công trình nghiên cứu này mới đây đã được công bố trên tạp chí uy tín hàng đầu Neuro-Oncology.
Nguồn: vista.gov.vn (Theo Sciencedaily)
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)