Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 11955 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Dùng tảo biến đổi gene làm thuốc chữa ung thư (19/11/2015)
Việc điều trị đã được chứng minh hiệu quả đối với các khối u ở chuột mà không làm ảnh hưởng tới các phần khác của cơ thể.
Việc phát triển các loại thuốc có thể tấn công trực tiếp các tế bào ung thư trong cơ thể mà không làm ảnh hưởng tới các phần khác của cơ thể là một thách thức lớn đối với việc điều trị ung thư. Chẳng hạn như phương pháp hóa trị có thể gây ra những tác dụng phụ đối với tóc, móc tay thậm chí xương tủy bệnh nhân.
Một xu hướng mới là tạo ra các loại thuốc dựa trên các hạt nano, đưa vào cơ thể để tấn công các tế bào ung thư. Tuy nhiên, việc sản xuất các loại hạt nano này có chi phí rất cao và yêu cầu các hóa chất công nghiệp, chẳng hạn như axit flohydric.
Các nhà khoa học đã biến đổi gene tảo cát để thực hiện việc tổng hợp các hạt nano.
Tuy nhiên, giờ đây, một nhóm các nhà khoa học từ Australia và Đức đã biến đổi gene một loại tảo cát để thực hiện việc tổng hợp các hạt nano cho công việc này.
“Bằng cách biến đổi gene của loài tảo cát, chúng tôi có thể tạo ra các kháng thể trên bề mặt của chúng”, Nico Voelcker, người đứng đầu nghiên cứu, một chuyên gia về dược phẩm nano nói.
Hạt nano kháng thể tảo cát chỉ liên kết được với các phân tử tìm thấy trong tế bào ung thư, nơi chúng giải phóng thuốc. Điều này đúng với mục tiêu mà các nhà nghiên cứu mong muốn.
“Cần phải đầu tư nhiều hơn cho việc phát triển các chất dẫn thuốc với đặc tính tự nhiên, tương thích sinh học và phân hủy sinh học”, các tác giả của nghiên cứu viết trên Nature Communications.
Các loại tảo cát tí hon đáp ứng được các tiêu chí nói trên đồng thời chúng gần như chỉ cần nước và ánh sáng để phát triển. Bằng cách chọn các kháng thể đúng, các hạt nano tảo có thể dễ ràng chỉ định để nhắm trúng các tế bào ung thư.
“Mặc dù vẫn còn ở giai đoạn đầu nhưng hệ thống dẫn thuốc dựa trên công nghệ sinh học, nguyên liệu tái tạo này có nhiều tiềm năng để chưa trị các khối u rắn, bao gồm cả khối u não mà hiện nay vẫn chưa thể chữa trị được”, Voelcker nói.
Nguồn: khoahoc.tv (Theo vietnamnet.vn)
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)