Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 4079 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Dùng trí tuệ nhân tạo để chữa trị cho bệnh nhân COVID-19 (28/05/2020)
Nhằm tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho các bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nhóm nhà khoa học Australia bắt đầu tiến hành một nghiên cứu về các khu chăm sóc tích cực (ICU) trên toàn cầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Ảnh minh họa
Theo thông tin được công bố ngày 13/5, nghiên cứu sẽ xem xét bệnh án của bệnh nhân COVID-19 tại 300 ICU trên khắp thế giới với hy vọng tìm ra những tiêu chuẩn điều trị tốt nhất cho bệnh nhân mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Cụ thể, nghiên cứu phân tích hàng chục nghìn ca bệnh nặng tại các châu lục để lập những mô hình dự báo và thu thập thông tin giúp hướng dẫn các nhân viên y tế điều trị cho các bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt.
Để phân tích dữ liệu, các nhà nghiên cứu sẽ dùng công cụ AI tiên tiến do Đại học Queensland (UoQ) và IBM cùng phát triển. Các bác sỹ có thể sử dụng công cụ mới này để nhanh chóng lưu trữ, chia sẻ và so sánh các yếu tố liên quan đến điều trị, trong đó có thông tin về đặc trưng sự sống, việc sử dụng máy thở, thời gian lưu lại ICU và tỷ lệ qua khỏi của bệnh nhân.
Nhờ việc phân tích những dữ liệu này, các bác sỹ có thể cải thiện quá trình chăm sóc bệnh nhân tại ICU, tăng cường hiểu biết về bệnh COVID-19 cũng như hướng điều trị căn bệnh này trong tương lai.
Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ giúp các bác sỹ xác định nhanh phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân COVID-19 và gia tăng tỷ lệ điều trị thành công.
Các nước tiếp tục thử nghiệm thuốc chữa COVID-19
Truyền thông Israel ngày 12/5 đưa tin một công ty công nghệ sinh học của Israel cho biết đã thử nghiệm thành công một loại thuốc để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 trên động vật.
Theo báo cáo của công ty này, loại thuốc trên có tên là MesenCure, do công ty Bonus Biogroup sản xuất. Báo cáo cho hay công ty gần đây đã tiến hành các thử nghiệm tiền lâm sàng trên động vật, cho thấy phổi của chúng đã hoàn toàn khỏe mạnh sau khi được điều trị bằng thuốc này.
Hiện công ty này đang chờ Chính phủ Israel chấp thuận để tiến hành thử nghiệm trên bệnh nhân mắc COVID-19.
Loại thuốc mới này bao gồm thành phần từ các tế bào gốc lấy từ mô mỡ của người hiến tặng khỏe mạnh. Những tế bào này sẽ được truyền trực tiếp vào máu của bệnh nhân mắc COVID-19, qua đó sẽ giúp giảm viêm nhiễm và phục hồi các mô phổi.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng loại thuốc này có thể làm giảm 47% chất lỏng tích tụ trong phổi của động vật.
Trong khi đó, tại Nga, Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) ngày 13/5 thông báo favipiravir, một loại thuốc được cho là có thể điều trị COVID-19, đã cho kết quả hứa hẹn trong các thử nghiệm lâm sàng ban đầu ở nước này.
Người đứng đầu RDIF Kirill Dmitriev cho biết 60% trong số 40 bệnh nhân COVID-19 được sử dụng thuốc favipiravir đã có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 sau 5 ngày.
Ông nhận định việc điều trị bằng thuốc này có thể giảm một nửa thời gian phục hồi. Ông Dmitriev cho biết: “Thuốc này sẽ giảm gánh nặng cho các trung tâm y tế và theo đánh giá của chúng tôi, cũng sẽ giảm 50% số bệnh nhân nặng”.
Theo kế hoạch, cuộc thử nghiệm lâm sàng với 330 bệnh nhân nhiễm COVID-19 sẽ kết thúc vào cuối tháng 5.
Giáo sư thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Andrei Ivashchenko, đồng thời là người đứng đầu Ban Giám đốc ChemRar, công ty tiến hành thử nghiệm trên, cho biết công ty này có thể sản xuất hàng chục nghìn liều điều trị trên mỗi tháng, con số được cho là mức cần tối thiểu cho cả nước.
Thuốc favipiravir do Nhật Bản bào chế từ cuối những năm 1990 với tên thương mại là Avigan. Loại thuốc này hiện cũng đang được công ty dược phẩm Glenmark thử nghiệm tại Ấn Độ.
Nguồn: H.Phương/baochinhphu.vn
Ngày cập nhật: 14/05/2020
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)