Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 21207 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
FDA thông qua thuốc chống ung thư do công ty Trung Quốc bào chế (22/11/2019)
FDA đã nhất trí việc ứng dụng viên nang Brukinsa - một sản phẩm mới của công ty công nghệ sinh học BeiGene - vào điều trị cho người trưởng thành mắc bệnh ung thư hạch tế bào vỏ đại não.
Công ty Công nghệ sinh học BeiGene.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 15/11 đã phê chuẩn một liệu pháp chống ung thư mới, do công ty của Trung Quốc nghiên cứu và phát triển.
FDA đã nhất trí việc ứng dụng viên nang Brukinsa (zanubrutinib) - một sản phẩm mới của công ty Công nghệ sinh học BeiGene có trụ sở tại Bắc Kinh - vào điều trị cho người trưởng thành mắc bệnh ung thư hạch tế bào vỏ đại não, với điều kiện bệnh nhân này đã áp dụng ít nhất một liệu pháp điều trị ung thư trước đó.
Ông Richard Pazdur - Giám đốc Trung tâm Ung thư của FDA, cho biết: "Ung thư hạch tế bào thần kinh thường đáp ứng tốt với điều trị ban đầu, nhưng sau đó lại ngừng đáp ứng, và các tế bào ung thư tiếp tục phát triển. Diễn biến này có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Đối với những bệnh nhân bị bệnh tái phát hoặc trở nên khó điều trị, các liệu pháp thứ cấp có thể thành công trong việc đưa ra một giải pháp khác giúp căn bệnh thuyên giảm, và sự chấp thuận (của FDA) ngày hôm nay sẽ cung cấp cho bệnh nhân một lựa chọn điều trị khác."
Trong một thử nghiệm lâm sàng thực hiện đối với 86 bệnh nhân mắc ung thư hệ bạch huyết tế bào vỏ đại não đã được điều trị ít nhất một lần trước đó, kết quả cho thấy 84% số bệnh nhân có khối u co nhỏ với thời gian đáp ứng trung bình là 19 tháng rưỡi./.
Nguồn: Thanh Phương (TTXVN/Vietnam+)
Cập nhật: 15/11/2019
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)