Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 19810
Tổng truy cập : 57,998

Thông tin kết quả nhiệm vụ KH&CN

Giá trị lâm sàng của phương pháp chẩn đoán dựa vào thành phần dị nguyên đối với bệnh nhân dị ứng hải sản (09/07/2025)

Với mục tiêu khảo sát những loại hải sản thường gặp nhất gây dị ứng, để làm tiền đề cơ sở lựa chọn những dị nguyên hải sản chính với dân số người Việt Nam; Xác định những dị nguyên chính gắn với IgE ở bệnh nhân Việt Nam; Xác định khả năng áp dụng của phương pháp CRD với dân số Việt Nam. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tiến hành triển khai đề tài Giá trị lâm sàng của phương pháp chẩn đoán dựa vào thành phần dị nguyên đối với bệnh nhân dị ứng hải sản do TS. Trịnh Hoàng Kim Tú làm chủ nhiệm. Đề tài triển khai đã rút ra được các kết quả chính sau:

(1). Quy trình tạo chiết xuất dị nguyên và điều kiện bảo quản phù hợp:

Quy trình chiết xuất dị nguyên thô dễ thực hiện, có thể ưng dụng cho nhiều loại hải sản. Về tính lặp lại, thành phần và nồng độ protein các mẫu ở 3 lần chiết xuất khác nhau tương tự nhau. Về điều kiện bảo quản mẫu, khi so sánh nồng độ mẫu tại các thời điểm khác nhau, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ ở thời điểm khác nhau, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ ở thời điểm 1 tháng, 3 tháng so với nồng độ ban đầu, điều đó cho thấy mẫu có thể ổn định về nồng độ trong vòng 1-3 tháng sau khi tinh chế ở điều kiện nhiệt độ -80oC. Về nguy cơ nhiễm khuẩn, mẫu được gửi cấy vi khuẩn tại các thời điểm ban đầu, 1 tháng, 3 tháng. Quy trình có thể ứng dụng cho nhiều loại dị nguyên khác (các loại thức ăn khác ngoài hải sản, thuốc…) và quy trình đơn giản hơn so với cá quy trình đã được báo cáo. Về mặt ứng dụng, mẫu chiết xuất của dị nguyên đã được sử dụng trong một đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh nhằm thiết lập kỹ thuật kích hoạt bạch cầu ưa kiềm – một invitro test quan trọng trong chẩn đoán dị ứng hải sản. Để tối ưu háo về tính ổn định của các chiết xuất dị nguyên, cần có thêm các nghiên cứu sâu hơn.

(2). Quy trình test lẩy da: Quy trình test lẩy da được áp dụng trên lâm sàng, giúp đánh giá tình trạng mẫn cảm với dị nguyên hải sản. Quy trình chi tiết có trong phụ lục đính kèm. Khi thực hiện test lẩy da với dị nguyên hải sản, kích thước sẩn phù (mm) được đo so với chứng âm. Ở ngưỡng chẩn đoán kích thước sẩn phu 3mm so với chứng âm, không ghi nhận được sự khác biệt về tỉ lệ dương tính ở nhóm có dị ứng hải sản và không có dị ứng hải sản (P>0.05). Tuy nhiên, khi tính trung vị kích thước sẩn phù có xu hướng cao hơn so với nhóm không có dị ứng. Quy trình test lẩy da với các chiết xuất dị nguyên hải sản có thể giúp gợi ý một trường hợp có mẫn cảm với hải sản trên lâm sàng, trước khi làm các xét nghiệm chuyên sâu; Về mặt ứng dụng, khi sử dụng các dị nguyên chiết xuất trực tiếp từ hải sản, có thể giúp tăng khả năng chẩn đoán cá thể hóa cho bệnh nhân, vì theo y văn cho thấy, giữa các loài hải sản tuy có cấu trúc protein có sự tuuowng đồng cao, nhưng vẫn cần đánh giá tính đặc hiệu theo loài khi chẩn đoán dị ứng hải sản.

(3). Quy trình thử thức ăn:

Sau khi đánh giá phản ứng của bệnh nhân với từng loại hải sản, kết quả cho thấy mỗi bệnh nhân có phản ứng với loại hải sản riêng biệt.  Cụ thể 33/40 (82,5%) phản ứng với tôm sú, 32/40 (80%) phản ứng với tôm thẻ, 26/40 (65%) phản ứng với tôm càng, 23/40 (57,5%) phản ứng với cua đồng và 29/40 (72,5%) phản ứng với cua biển, 11/40 (27,5%) phản ứng với tép bạc. Không ghi nhận trường hợp nào có phản ứng nặng sau khi ăn thử, ngoại trừ 6 trường hợp bệnh nhân có tiền sử gợi ý phản vệ không thực hiện thử thức ăn. Quy trình thử thức ăn là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán dị ứng thức ăn, cũng như giúp tìm kiếm các loại thức ăn có thể dung nạp được. Do đó, quy trình này có giá trị cao trong những trường hợp bệnh nhân dị ứng có phản ứng với nhiều loại thức ăn.

 

Ảnh minh họa (nguồn Internet).

(4). Bảng dị nguyên chính liên quan dị ứng hải sản ở bệnh nhân Viện Nam:

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng quy trình có thể sử dụng để định danh các dị nguyên mới trong hải sản, bao gồm các bước: Quy trình immunoblot sử dụng mẫu bệnh phẩm  của bệnh nhân giúp định hình vị trí band protein – tương ứng dị nguyên – quan trọng; Quy trình in-gel protein digestion giúp tách từng band tương ứng dụa trên SDS-PAGE và dựa vào vị trí mà kháng thể IgE gắn tương ứng. Các mẫu protein được cô đọng bằng Speedvac; Quy trình tách muối và phân tích bằng khối phổ mass spectrometry LC/MS giúp định danh tưng band protein.

Nhóm nghiên cứu xác định được 8 protein trong nhóm giáp xác (tropomyosin, arginine kinase, sarcoplasmic calcium-binding protein, sarcoendoplasmic reticulum calcium AIPase, triosephosphate isomerase, hemocyanin, enoiase, hemolymph clottable protein) và 1 protein trong nhóm cá (pawalbumin). Kết quả này cho thấy sự tương đồng với y văn trên thế giới. Hiện nay, đã ghi nhận 17 loại dị nguyên của giáp xác và 7 dị nguyên từ cá. Số lượng dị nguyên trong kết quả ít hơn so với y văn, có thể do đặc tính đặc trưng theo loài của protein gây dị ứng. Tuy vậy, nhóm nghiên cứu đã định danh được một số loài protein quan trọng thường được báo cáo trên lâm sàng có liên quan với dị ứng hải sản như: tropomyosin, hemocyanin, sarcoplasmic calcium-binding protein, arginine kinase... Đây là một trong những kết quả đầu tiên tại Việt Nam về thành phần dị nguyên phân tử của hải sản. Các dị nguyên tiềm năng sẽ được tiếp tục sử dụng để đánh giá tính phản ứng với kháng thể IgE. Quy trình định danh protein có tính ứng dụng cao, có thể sử dụng để thực hiện cho những nhóm bệnh nhân dị ứng thức ăn khác nhằm tìm dị nguyên quan trọng liên kết với kháng thể IgE.

(5). Kết quả nồng độ IgE đặc hiệu trong huyết thanh bằng phương pháp CRD:

Quy trình đo IgE đặc hiệu với dị nguyên phân tử được thực hiện băng ELISA. Kết quả cho thấy hệ số biến thiên %CV trong xét nghiệm (Intra-assay CV) và CV giữa các xét nghiệm (inter-assay) phù hợp, lần lượt là 2,4% và 9,21% (< 10%).

Từ bảng dị nguyên chính, nhóm nghiên cứu chọn lọc các protein tái tổ hợp sau để đánh giá hoạt tính phản ứng với kháng thể IgE trong huyết thanh bệnh nhân, cụ thể: tropomyosin, arginine kinase, sarcoplasmic calcium-binding protein, myosin light chain hemocyanin, enolase vd parvalbumin. Kháng thể IgE trong mẫu bệnh nhân với các dị nguyên phân tử trên được đo bằng ELISA. Kết quả cho thấy hemocyanin và tropomyosin là 2 dị nguyên phân tử có liên quan ý nghĩa với dị ứng hải sản. Trong nhóm dị ứng cua đồng, IgE đặc hiệu với hemocyanin tăng có ý nghĩa thống kê so với nhóm không dị ứng. Trong khi đó, IgE đặc hiệu với tropomyosin tăng có ý nghĩa thống kê trong nhóm dị ứng tôm sú so với nhóm không dị ứng. Về giá trị chẩn đoán, IgE đặc hiệu với tropomyosin có ý nghĩa trong việc chẩn đoán dị ứng tôm sú P.monodon.(AUC : 0.861, P:0.003), trong khi đó, IgE đặc hiệu với hemocyanin có giá trị trong chẩn đoán phân biệt dị ứng cua đồng S.sinensis (AUC : 0.903, P <0.001). Phổ mẫn cảm dị nguyên có tính đặc hiệu theo chủng tộc. Nghiên cứu gần đây ở dân số Hồng Kong và Thái Lan ở trẻ em dị ứng tôm, cho thấy glycogen phosphorylase có giá trị tiên đoán kết cuộc của test thử thách trong nhóm dân số Hồng Kong, và mẫn cảm với tropomyosin chiếm tỷ lệ cao ở dân số Thái Lan.

Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam về khảo sát dị nguyên phân tử trong dị ứng thức ăn. Nhóm nghiên cứu đã thiết lập được danh sách cá dị nguyên chính thường gặp trong nhóm dị ứng hải sản tại Việt Nam. Một số dị nguyên cho thấy mối liên quan với lâm sàng cao và xét nghiệm IgE đặc hiệu với các dị nguyên này có giá trị trong chẩn đoán phân biệt dị ứng hoặc không. Mặc dù có giới hạn vì cỡ mẫu nhỏ, nhưng cho thấy kết quả ứng dụng của các dị nguyên này trong chẩn đoán lâm sàng, hạn chế việc sử dụng cá nghiệm pháp thử thách thức ăn.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu dự án tại Trung tâm Thông tin và Truyền thông Hải Phòng./.