Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 16634 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Giúp con thoát “sống ảo” (05/06/2019)
Có thể hiểu nôm na sống ảo nói về phong cách sống của ai đó không đúng với những gì diễn ra ngoài đời họ, hoặc ám chỉ đến những người mơ màng về cuộc sống thực tại hay những cách thể hiện quá đà trên mạng xã hội, Internet... Rõ ràng, xã hội càng hiện đại, trẻ em cũng có quyền thụ hưởng những thành tựu của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc kết nối bè bạn, khai thác tài liệu phục vụ học tập hay trong các nhu cầu của đời sống là chuyện bình thường. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng mục đích Internet, mạng xã hội hoặc lạm dụng nó sẽ dẫn đến hiện tượng sống ảo ở trẻ và có thể gây ra những tác hại không mong muốn.
Gần đây, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện những đoạn video clip có tính chất hung hãn, thậm chí là dã man mà “người trong cuộc” chủ yếu là giới trẻ, trong đó có nhiều học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
Nếu lướt mạng xã hội, nhất là Facebook, có thể thấy nhiều bạn trẻ hiện nay thường lên mạng bày tỏ suy nghĩ, tâm tư tình cảm, thậm chí chuyện yêu - ghét hay các mâu thuẫn dù nhỏ trong cuộc sống. Các trạng thái này được sự cổ vũ, kích động bằng các like (thích/quan tâm), các comment (bình luận) hoặc các biểu tượng cảm xúc.
Thậm chí nhiều bạn trẻ lấy số like, comment để chứng tỏ mình “cao” hay “thấp” trong nhóm đó, nên một số bạn cố tình hành động bất chấp hậu quả để thu hút được nhiều like, nhiều comment.
Một thực tế phải thừa nhận rằng sống ảo đang có độ phủ sóng khá rộng. Có thể nói nguyên nhân chính của hiện tượng này là do sự tác động của mạng xã hội, do nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của bản thân cũng như hiểu biết về pháp luật còn hạn chế của nhiều bạn trẻ.
Chính vì vậy, để phòng tránh hậu quả có thể do sống ảo đem lại, trước hết cha mẹ cần có cách cùng con giải quyết mâu thuẫn, những vấn đề liên quan đến cuộc sống cũng như học tập và các quan hệ bè bạn của con.
Trên thực tế, áp lực từ cuộc sống, công việc và sự xuất hiện mạng xã hội đã tạo ra những khoảng cách thực sự giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc cha mẹ không có thời gian quan tâm, lắng nghe, tâm sự hoặc cùng con giải quyết một vấn đề khó khăn nào đó.
Cũng có trường hợp trẻ muốn có “thế giới riêng” nên từ chối kết nối mạng xã hội với cha mẹ mình, thậm chí có trẻ còn chặn mọi sự theo dõi của cha mẹ mình trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, dù bị con chặn hay từ chối kết bạn, các bậc phụ huynh cũng nên dành thời gian trò chuyện, lắng nghe con mình, hoặc sử dụng các kênh khác như thông qua người thân, bè bạn thân thiết... của con để “thâm nhập” vào thế giới riêng của con.
Chỉ cần làm bạn thực sự với con, cha mẹ sẽ có thể giúp con trẻ tự trang bị chiếc "áo giáp" khi đối diện với mạng xã hội, với đời sống mạng xã hội một cách bản lĩnh.
Nguồn: Báo Tuổi trẻ
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)