Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 23297 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Hàn Quốc: Ca ghép xương ngực nhân tạo bằng công nghệ in 3D đầu tiên (17/10/2018)
Trong bối cảnh công nghệ in ba chiều (3D) đang được ứng dụng một cách rộng rãi trên toàn thế giới, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã lần đầu tiên tiến hành ghép thành công xương ngực và xương sườn chất liệu titan bằng công nghệ in 3D cho bệnh nhân.
(Nguồn: Bệnh viện Đại học Chungang Hàn Quốc).
Bệnh viện Đại học Chungang Hàn Quốc cho biết đã tạo ra được xương ngực và xương sườn nhân tạo bằng công nghệ in 3D và tiến hành cấy ghép cho bệnh nhân, tái tạo lồng ngực thành công.
Bệnh nhân là một người đàn ông 55 tuổi, bị khối u mô mềm ác tính ở xương ngực và xương sườn. Nếu để nguyên khối u này, bệnh nhân sẽ khó sống được quá sáu tháng.
Nhóm bác sỹ bệnh viện Đại học Chungang đã tiến hành chụp cắt lớp bằng máy tính, xác định phạm vi tái tạo lại xương ngực, rồi sau đó phối hợp với Viện nghiên cứu công nghiệp Hàn Quốc (KITECH) tiến hành chế tác xương ngực nhân tạo phù hợp với bệnh nhân bằng công nghệ in 3D.
Bệnh viện Đại học Chungang cho biết bệnh nhân đã được phẫu thuật thành công vào ngày 19/9 và đang trong quá trình hồi phục.
Ca phẫu thuật ghép xương ngực bằng công nghệ in 3D lần này là ca phẫu thuật đầu tiên được thực hiện trong nước, và là ca thứ sáu trên thế giới sau Tây Ban Nha, Italy, Mỹ, Anh, Trung Quốc.
Lồng ngực nhân tạo lần này có chiều dài 28,6cm, chiều rộng 17,2cm, là lồng ngực nhân tạo lớn nhất trên thế giới được phẫu thuật ghép thành công./.
Nguồn: Mạnh Hùng (TTXVN/Vietnam+)
Cập nhật: 04/10/2018
https://www.vietnamplus.vn/han-quoc-ca-ghep-xuong-nguc-nhan-tao-bang-cong-nghe-in-3d-dau-tien/528054.vnp
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)