Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 24166 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Hiểu biết mới về cấu trúc cảm biến Campylobacter giúp phát triển kháng sinh có mục tiêu (12/03/2021)
Các nhà nghiên cứu từ Viện Glycomics đã xác định được một cảm biến vi khuẩn mới trong các loài Campylobacter, cho phép các tế bào gây bệnh tìm thấy các tế bào vật chủ phù hợp. Các phát hiện này đã được công bố trên Science Signaling.
Vi khuẩn Campylobacter là tác nhân hàng đầu gây ra các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần gây ra viêm ruột và các chứng suy tiêu hóa khác mà chúng ta thường gọi là “ngộ độc thực phẩm”. Mỗi năm có khoảng một phần trăm dân số Hoa Kỳ bị nhiễm Campylobacter jejuni, một trong số vi khuẩn phổ biến nhất trong các bệnh nhiễm trùng ở người. Vi khuẩn này phổ biến ở tất cả các loại động vật làm thực phẩm, đặc biệt là ở thịt gà, và cơ thể sẽ bị lây nhiễm nếu ăn phải thịt nấu chưa chín hoặc sữa tươi sống, cũng như thông qua nguồn nước bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi.
Campylobacter, giống như tất cả các vi khuẩn, sẽ cách xâm nhập vào các tế bào vật chủ thích hợp bằng cách sử dụng các cấu trúc cảm biến. Phát hiện của nghiên cứu này cho thấy một “hệ thống dẫn hướng” mới cho Campylobacter cảm biến được đa phân tử được tìm thấy trong mô và tế bào máu của con người, góp phần làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng của nó.
Giáo sư Victoria Korolik, trưởng nhóm nghiên cứu về glycobiology vi sinh vật và là tác giả truyền thông của các kết quả nghiên cứu đã được công bố cho biết: “Đây là một phát hiện rất quan trọng vì cấu trúc cảm biến rất đặc trưng đối với từng vi khuẩn, cung cấp độ đặc hiệu mục tiêu cao cho việc thiết kế các hợp chất kháng khuẩn mới”.
Lợi ích của việc tìm hiểu các cảm biến mục tiêu của vi khuẩn là khá đơn giản: Nếu chúng ta biết vi khuẩn đang tìm kiếm “ngôi nhà vĩnh viễn” của nó như thế nào, chúng ta có thể tạo ra các tùy chọn dược phẩm nhắm mục tiêu vào cấu trúc của vi khuẩn, do đó khiến chúng không thể lây nhiễm và sinh sôi trong môi trường thích hợp đó.
“Về cơ bản, có thể thiết kế một loại thuốc kháng vi khuẩn để nhắm vào một mầm bệnh cụ thể mà sẽ không ảnh hưởng đến hệ thực vật bình thường”, Tiến sĩ Korolik cho biết.
Đây là một tin tốt trên hai phương diện. Thứ nhất, việc tiêu diệt hệ thực vật có lợi, hoặc hệ vi sinh vật khỏe mạnh của con người, là một tác dụng phụ đáng tiếc của thuốc kháng sinh phổ rộng. Việc làm mới hệ vi sinh vật đường ruột sau khi dùng kháng sinh sẽ mất thời gian và có thể dẫn đến nhiễm trùng từ các vi khuẩn lành tính khác, như nhiễm trùng nấm men.
Thứ hai, tình trạng kháng kháng sinh là một vấn đề lớn đối với kiểm soát dịch bệnh trong một xã hội ngày càng đông dân và toàn cầu hóa, nơi mà sự lây nhiễm mầm bệnh có thể lây lan nhanh chóng và không được kiểm soát nếu không có biện pháp điều trị hiệu quả. “Việc nhắm mục tiêu vào bộ máy cảm biến của vi khuẩn cũng làm giảm nguy cơ phát triển kháng thuốc. Các tế bào vi khuẩn sẽ không bị tiêu diệt nhưng khả năng tiếp cận các tế bào chủ và gây bệnh của nó bị vô hiệu hoàn toàn”, Korolik giải thích.
Để tránh nhiễm Campylobacter và các bệnh lây qua đường thực phẩm khác như Salmonella và Shigella, hãy đảm bảo rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm; nấu tất cả các protein động vật, kể cả trứng và cá, ở nhiệt độ được USDA khuyến nghị để đảm bảo an toàn, và tránh uống sữa chưa qua chế biến hoặc tiếp xúc không cần thiết với động vật, các loại thực phẩm.
Campylobacter cũng sinh sống sản sinh nhanh chóng trong các nguồn nước sau lũ lụt hoặc do sự cố ô nhiễm nước trong cơ sở cấp nước và do các nguồn chất nước thải khác làm ô nhiễm nguồn nước giếng ăn và các nguồn nước sạch khác. Nếu nghi ngờ nước uống của bạn có chứa vi khuẩn campylobacteriosis, hãy làm theo hướng dẫn của CDC về khử nhiễm: đun sôi nước trong ít nhất ba phút trước khi uống, bao gồm cả nước để nấu ăn và rửa tay. Liên hệ với cơ quan liên quan để kiểm tra nguồn nước.
Nguồn: P.T.T/vista.gov.vn
Ngày cập nhật: 09/03/2021
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)