Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 31206 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Huyết áp có thể được kiểm soát mà không cần thuốc sau chấn thương tủy sống (04/02/2021)
Tiến sĩ Richi Gill, 41 tuổi, Giám đốc Trung tâm béo phì Alberta, hiện đã trở lại làm việc được bình thường, có thể tận hưởng thời gian bên gia đình vào mỗi tối và đã có những giấc ngủ ngon nhờ vào công trình nghiên cứu mới do Tiến sĩ Aaron Phillips, Trường Y khoa Cumming - Đại học Calgary (CSM) và Tiến sĩ Grégoire Courtine, Viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ (EPFL) đứng đầu. Ông là người đầu tiên tham gia vào nghiên cứu với một loạt các thử nghiệm lâm sàng do Đại học Calgary lên kế hoạch.
Ba năm trước, TS. Gill bị chấn thương cổ trong một vụ tai nạn ván lướt nằm (boogie board) khi đi nghỉ cùng gia đình. Hầu hết mọi người đều biết rằng, để đi lại, bệnh nhân sẽ cần phải sử dụng phương tiện xe lăn hỗ trợ. Tuy nhiên, đối với những người bị chấn thương tủy sống (SCI), những gì diễn ra bên trong cơ thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của họ.
Ông cho biết: “Điều mà nhiều người không nhận ra đó là chấn thương tủy sống khiến một số hệ thống trong cơ thể không thể tự động điều tiết. Huyết áp của tôi giảm trầm trọng, khiến tôi mệt mỏi, chóng mặt và không thể tập trung. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng, cần phải dùng thuốc suốt đời”.
Nhóm nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng các kích thích tủy sống có thể làm cầu nối hệ thống điều hòa tự chủ của cơ thể, kiểm soát huyết áp mà không cần dùng thuốc. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature mới đây. Đối với những người mắc chứng SCI, khám phá này giúp thay đổi lớn cuộc sống của họ.
Phillips, giám sát nghiên cứu chính và trợ lý giáo sư tại CSM cho biết: “Tủy sống hoạt động giống như một đường dây liên lạc cho phép não bộ gửi các tín hiệu để báo cho cơ thể biết thời điểm, cách thức di chuyển như thế nào cũng như cách kiểm soát các chức năng quan trọng, bao gồm cả huyết áp. Đường dây liên lạc này bị đứt sau một chấn thương tủy sống do đó nhóm nghiên cứu đã tạo ra nền tảng đầu tiên để biết rõ các cơ chế cơ bản gây mất ổn định huyết áp sau chấn thương tủy sống, cho phép chúng tôi phát triển một giải pháp tiên tiến mới. Chúng tôi sẽ hợp tác với một công ty có tên là Onward để phát triển một hệ thống kích thích thần kinh dành riêng cho việc quản lý huyết áp ở những người bị tổn thương tủy sống”, giáo sư Courtine, EPFL cho biết.
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng kích thích điện ngoài màng cứng có mục tiêu (EES) của tủy sống để ổn định huyết động (lưu lượng máu đi khắp cơ thể) cho phép các cơ quan quan trọng duy trì nguồn cung cấp máu thích hợp. Họ phát hiện ra vị trí chính xác trên cột sống cho hệ thống kích thích và mạch của hệ thần kinh giao cảm cơ bản kiểm soát huyết áp. Kiến thức mới này cho phép các nhà nghiên cứu phát triển một hệ thống thông tin liên lạc vòng kín thần kinh giả, để thay thế sự kiểm soát huyết động đã mất.
Chúng tôi thực sự vui mừng khi những người bị tổn thương tủy sống có thể ngừng thuốc huyết áp và hoàn toàn trở lại với cuộc sống hàng ngày với lưu lượng máu đến não và các cơ quan được cải thiện. Mọi người cảm thấy tỉnh táo hơn, có thể đứng thẳng và ngồi trên xe lăn mà không bị mất ý thức, và về lâu dài, chúng tôi nghĩ rằng điều này sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ”, Tiến sĩ Sean Dukelow, nhà khoa học lâm sàng tại CSM, tác giả của nghiên cứu, cho biết.
“Thật thú vị khi thấy khoa học giúp thúc đẩy mọi thứ tiến về phía trước. Tôi rất vui vì Calgary sẽ là một trong những nơi thử nghiệm lâm sàng. Nghiên cứu đã tạo ra ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của tôi và tôi rất vui vì những người khác cũng sẽ được hưởng lợi từ nghiên cứu”, tiến sỹ Gill bày tỏ.
Nguồn: P.T.T/vista.gov.vn
Ngày cập nhật: 02/02/2021
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)