Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 60681 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Kem chống nắng có tác dụng với tia cực tím khi tiếp xúc qua mồ hôi (17/05/2017)
Tập đoàn Pola Chemical Industries vừa phát triển một loại kem chống nắng mới có thể phản ứng với tia cực tím khi nó chạm vào mồ hôi.Công nghệ mới này có thể được áp dụng cho các loại kem chống nắng dạng sữa. Tập đoàn Pola Chemical Industries sử dụng bột silica hydrophob hóa của Công ty Nippon Aerosil (Shinjyuku-ku, Tokyo) cho sản phẩm kem chống nắng mới này. Bột silica hydrophob hóa được tổng hợp bởi các ion có trong mồ hôi.
Kem chống nắng thông thường đôi khi mất hiệu quả tránh tia cực tím bởi hiện tượng "tái nhũ hoá", do chất hoạt động ở bề mặt (được chứa trong lớp bảo vệ) và mồ hôi được trộn đều và có thể chảy được. Do đó, khi có một lượng lớn mồ hôi, chúng thường không thể chặn ánh sáng cực tím.
Mặt khác, loại kem chống nắng mới không sử dụng chất hoạt động bề mặt; Do đó, nó không dễ dàng nhũ hóa được và không thấm nước. Hơn nữa, nó có thể hiệu quả hơn về việc cắt giảm ánh sáng cực tím khi người dùng đổ mồ hôi vì các ion chứa trong bột tổng hợp mồ hôi và phân tán ánh sáng cực tím trong lớp.
Khi có ảnh hưởng của chất mới được kiểm tra bằng cách sử dụng chiếc đĩa được thiết kế để đo, bột đã được tổng hợp trên bề mặt của thành phần kiểm tra tia cực tím sau khi chạm vào các ion có trong mồ hôi, làm tăng độ dày của lớp. Ngoài ra, hiệu suất chiếu tia cực tím của nó tăng 14% sau khi nó chạm vào mồ hôi. Dựa trên kết quả, Tập đoàn Pola Chemical Industries kết luận rằng chức năng kiểm soát tia cực tím của chất này được tăng cường khi nó chạm vào mồ hôi.
Các sản phẩm mới này sẽ được Tập đoàn Orbis làm đại lý và được bán ra vào mùa hè năm 2017.
Nguồn: vista.gov.vn
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)