Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 61718 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Khí ozone có thể vô hiệu hóa virus Corona? (28/08/2020)
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho rằng khí ozone ở nồng độ thấp có thể vô hiệu hóa các phân tử của virus Corona, qua đó mở ra một giải pháp tiềm năng cho việc khử trùng các phòng khám và khu vực chờ tại bệnh viện.
Ảnh minh họa.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 26/8, các nhà khoa học thuộc Đại học Y Fujita, tỉnh Aichi, miền Trung Nhật Bản, thông báo họ đã chứng minh được khí ozone ở nồng độ từ 0,05 đến 0,1 phần triệu (ppm), mức được coi là vô hại đối với con người, có thể tiêu diệt virus Corona.
Để đi đến kết luận này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm sử dụng máy tạo ozone trong phòng kín với một mẫu virus Corona. Kết quả cho thấy sức hoạt động của virus giảm hơn 90% khi ở mức ozone nồng độ thấp trong 10 giờ.
Nhà khoa học Takayuki Murata, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết có thể làm chậm tốc độ lây lan virus Corona bằng cách xử lý ozone liên tục ở nồng độ thấp, ngay cả trong môi trường có người. Họ cũng nhận thấy phương pháp này đặc biệt hiệu quả trong điều kiện độ ẩm cao.
Ozone là một chất tự nhiên trong không khí và là một phân tử chứa 3 nguyên tử oxy. Ozone được biết đến có khả năng vô hiệu hóa nhiều mầm bệnh. Các thí nghiệm trước đây cho thấy ozone ở nồng độ cao từ 1-6 ppm có hiệu quả chống lại virus Corona song cũng có khả năng gây độc cho con người.
Một nghiên cứu gần đây tại Viện Công nghệ Georgia cho thấy ozone có thể có hiệu quả trong việc khử trùng áo choàng, kính bảo hộ và các thiết bị bảo hộ y tế khác.
Bệnh viện Đại học Y Fujita hiện đã cho lắp đặt máy tạo ozone để giảm nhiễm trùng tại các khu vực chờ và phòng bệnh của bệnh viện.
Trường đại học này cũng đã thực hiện một thử nghiệm lâm sàng thuốc Avigan của công ty trên bệnh nhân COVID-19.
Nguồn: BT/baochinhphu.vn
Ngày cập nhật: 27/8/2020
http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Khi-ozone-co-the-vo-hieu-hoa-virus-Corona/405406.vgp
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)