Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 56988 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Không làm sạch lưỡi khi đánh răng nguy hiểm thế nào? (10/04/2017)
Chúng ta đánh răng hàng ngày, nhưng không phải ai cũng có thói quen làm sạch lưỡi trong lúc vệ sinh răng miệng.
Lưỡi đóng vai trò quan trọng và là nơi ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn nếu không được làm sạch mỗi ngày. Dưới đây là những hậu quả nếu như bạn lười vệ sinh bộ phận này.
Hơi thở có mùi
Hơi thở có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của mỗi người, đây chính là hậu quả của việc lười vệ sinh lưỡi. Rất ít người có thói quen làm sạch lưỡi sau khi đánh răng bởi họ cho rằng điều này không quan trọng. Tuy nhiên, nếu để quá lâu, bạn sẽ thấy hơi thở có mùi khó chịu và gây ảnh hưởng tới những người xung quanh. Súc miệng không đủ để làm sạch hết thức ăn còn bám lại.
Bệnh viêm nướu
Nếu bạn đán răng thường xuyên nhưng vẫn vị viêm nướu kèm theo dấu hiệu chảy máu chân răng. Nguyên nhân có thể là do lười vệ sinh lưỡi, vi khuẩn tích tụ lâu ngày sẽ xâm nhập và gây tổn thương vùng nướu, dẫn đến viêm, sưng, thậm chí là chảy máu.
Gãy răng
Khi bị vi khuẩn tấn công, răng cũng sẽ bị tổn thương, bạn có thể bị sâu răng chỉ vì lười vệ sinh lưỡi. Để ngăn chặn tình trạng này, cách tốt nhất là hãy làm sạch lưỡi sau khi ăn uống và trước khi đi ngủ.
Mất vị giác
Bạn sẽ khó cảm nhận hương vị của món ăn, nguyên nhân là do trên bề mặt lưỡi tích tụ mảng bám khiến giác quan không còn nhanh nhạy. Tạp chất khiến chúng ta không thể xác định rõ ràng mùi vị của bất kỳ món ăn nào.
Lưỡi đen
Đây là hậu quả tồi tệ nhất cho việc lười vệ sinh lưỡi, lưỡi sẽ trở nên bẩn thỉu và biến màu, thậm chí là kéo theo những căn bệnh răng miệng. Vậy nên, hãy duy trì thói quen làm sạch lưỡi sau mỗi bữa ăn để đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ và tự tin khi giao tiếp trong công việc.
Nguồn: Khochoc.tv
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)