Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 16756
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học - Y dược

Kích thích não có thể cải thiện trí nhớ trong khi ngủ (02/08/2018)

Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc kích thích não không xâm lấn, hoạt hoá não bộ trong khi ngủ có thể cải thiện trí nhớ vào ngày hôm sau.

 

 

Liệu chúng ta có thể tăng cường nhận thức trong lúc ngủ hay không? 

Kích thích não sâu vốn là một trong số các chủ đề nóng của các nhà thần kinh học trong những năm gần đây bởi nó có thể mang lại các phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho các triệu chứng của bệnh Parkinson. Tuy nhiên, kích thích não sâu liên quan đến việc chèn các điện cực vào sâu trong não do đó rất cần phải cân nhắc kỹ của cả bác sỹ và bệnh nhân mặc phương pháp này không xâm lấn, hoàn toàn không tiếp cận trực tiếp đến não.

 

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu đặt ra câu hỏi rằng: Quy trình kích thích não sâu không xâm lấn này có thể cải thiện các khía cạnh của nhận thức hay không? Đặc biệt, các nhà nghiên cứu tự hỏi liệu nó có khả năng tăng cường trí nhớ cho con người hay không?

 

Giấc ngủ và trí nhớ

Giấc ngủ được biết là rất quan trọng cho việc hợp nhất bộ nhớ. Những ký di chuyển từ vùng đồi hải mã, một vùng não chịu trách nhiệm đặt ký ức, đến vùng neocortex, nơi chúng được lưu giữ thành những ký ức dài (nhớ rất lâu).

 

Mới đây, nhóm các nhà khoa học thuộc Trường Đại học New Mexico, Albuquerque đã bắt đầu xem xét liệu họ có thể tăng cường quá trình củng cố trí nhớ tự nhiên này hay không. Họ đã cố gắng làm điều này bằng cách kích thích não trong lúc ngủ, sử dụng kỹ thuật tương đối mới được gọi là sử dụng dòng điện xoay chiều để kích thích qua hộp sọ (closed-loop transcranial alternating current stimulation). 

 

Đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã hướng dẫn những người tham gia nghiên cứu thực hiện bài tập phân biệt bằng trực giác thực tại. Trong bài tập này, họ được yêu cầu tránh xa các thiết bị nổ, súng bắn tỉa, các vật thể nguy hiểm khác và tránh người. Để làm được được điều này, người tham gia sẽ phải dè chừng các dấu hiệu không dễ phát hiện ở trong môi trường phức tạp. 

 

Suốt đêm, những người tham gia được ngủ trong phòng thí nghiệm và được tiến hành kích thích không xâm lấn. Sự kích thích này được lập trình phù hợp với pha và tần số dao động sóng chậm xảy ra trong bộ não ngủ.

 

Các nhà khoa học tin rằng những dao động này là một phần quan trọng trong việc củng cố trí nhớ; nhóm nghiên cứu đã thúc đẩy hiệu quả các dao động bằng dòng diện nhân tạo.Những phát hiện của họ đã được công bố trên tạp chí The Neuroscience

 

Ngày hôm sau, những người tham gia đã được kiểm tra một bài tập trực quan tương tự nhưng mới mẻ hơn. Sau khi kích thích não suốt đêm, họ đã hoàn thành nhiệm vụ yêu cầu của bài tập tốt hơn so với những đêm ngủ không kích thích não. Các nhà nghiên cứu tin rằng phương pháp kích thích não không xâm lấn đã giúp những người tham gia có khả năng ghi nhớ tốt hơn. 

 

Các nghiên cứu như công trình nghiên cứu này đã đánh dấu lần đầu tiền thâm nhập vào một lĩnh vực khoa học mới. Hiện tại, nghiên cứu đưa ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, nhưng nó cũng cung cấp các kỹ thuật mới để xây dựng và mở rộng tiềm năng ứng dụng, phát triển các máy móc điều trị cho những bệnh nhân bị thoái hoá thần kinh và suy giảm nhận thức - một căn bệnh đang phát triển đều đặn ở mức độ phổ biến rộng rãi nhưng không thể chữa trị được.

 

Nguồn: P.T.T (NASATI)/www.vista.gov.vn,

Cập nhật: 27/7/2018