Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 3026
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học - Y dược

Kỹ thuật di truyền cải thiện khả năng học trực quan ở chuột bị chứng tự kỷ (04/10/2018)

Một nghiên cứu từ các nhà khoa học tại Đại học Carlifornia - Hoa Kỳ đã đưa ra chiến lược mới để giúp những người mắc chứng tự kỷ cải thiện khả năng xử lý thông tin thị giác của họ. Kỹ thuật thực nghiệm được chứng minh ở chuột, phát hiện ra một số tế bào rối loạn chức năng nhất định trong vỏ não thị giác có thể được "điều chỉnh" di truyền để đáp ứng tốt hơn, cho phép cải thiện khả năng học tập và giác quan. Anubhuti Goel-Tác giả nghiên cứu, cho biết: “Có sự thiếu hụt về nhận thức do không thể xử lý cảm giác ban đầu, nó ảnh hưởng đến sự phát triển của con người. Chúng tôi đang cố gắng xác định sớm quá trình não tác động đến hành vi ở trẻ em khi chúng lớn hơn".

  

 

 

Kỹ thuật thực nghiệm thúc đẩy hoạt động trong khu vực vỏ não thị giác, giúp chuột tự kỷ thực hiện một nhiệm vụ trực quan nhanh như những con chuột bình thường khác (Ảnh: vectorfusionart/Depositphotos)

 

Nghiên cứu tập trung vào những con chuột có hội chứng Fragile X (FXS), là rối loạn gen đơn thường liên quan đến chứng tự kỷ di truyền ở người. Trong khi các nghiên cứu khác về FXS đã kiểm tra những triệu chứng hành vi liên quan đến tình trạng này, chẳng hạn như các mẫu lặp lại hoặc ám ảnh. Nghiên cứu này đã xem xét cách cải thiện các rối loạn chức năng học tập. Sử dụng mẫu thị giác để phân biệt rõ, nhóm nghiên cứu nhận thấy những con chuột khỏe mạnh có thể học được chiến lược lấy nước mới sau ba ngày trong khi trung bình động vật FXS cần 5 đến 9 ngày để nắm bắt kỹ năng mới.

 

Hội chứng Fragile X là một bệnh di truyền được thừa hưởng và gây ra các khuyết tật về phát triển trí tuệ ở bệnh nhân. Hội chứng Fragile X là nguyên nhân di truyền gây thiểu năng trí tuệ thường gặp nhất ở các bé trai. Bệnh nhân có hội chứng nhiễm sắc thể fragile X thường có một loạt các vấn đề về học tập và phát triển. Hội chứng này là một tình trạng bệnh lý suốt đời. Rất ít người mắc hội chứng này có thể sống độc lập.

 

Kết quả là những con chuột FXS có biểu hiện thiếu hụt tế bào trong vỏ não thị giác của chúng. Chúng có ít tế bào hình chóp hơn, nơron kích thích cơ bản để nhận định hướng trong thông tin thị giác, và chúng cho thấy ít hoạt động trong các tế bào thần kinh parvalbumin, một loại tế bào thần kinh ức chế giúp tế bào hình chóp phản ứng với kích thích giác quan.

 

Vì vậy, các nhà khoa học đã phát triển kỹ thuật di truyền duy nhất để kích hoạt tế bào thần kinh parvalbumin, sau đó cải thiện hoạt động của tế bào hình chóp. Một loại virus được tạo ra để mang gen đến tế bào parvalbumin của động vật và đưa đến những thụ thể mới được lập trình để kích hoạt bằng cách sử dụng loại thuốc mới được chế tạo. Kỹ thuật này được gọi là DREADD: Designer Receptors Exclusively Activated by Designer Drugs. Kết quả thật là tuyệt vời. Khi dùng loại thuốc mới, chuột FXS có thể học được nhiệm vụ phân biệt hình ảnh nhanh như chuột khỏe mạnh. Điều này cho thấy những khó khăn trong học tập liên quan đến FXS có thể được điều chỉnh hiệu quả bằng cách thao tác xử lý giác quan thị giác.

 

Anubhuti Goel, nói: "Những thí nghiệm này làm sáng tỏ vấn đề về mạch não đằng sau những khó khăn trong chứng tự kỷ, và gợi ý theo hướng mà chúng ta có thể theo đuổi để điều trị trong tương lai”. Nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết thú vị về cách bộ não tự kỷ có thể xử lý thông tin cảm giác khác nhau đến một bộ não bình thường, và làm thế nào mà có thể được cải thiện về mặt giả thuyết. Bước tiếp theo cho các nhà nghiên cứu là kiểm tra sự phiền nhiễu cảm giác được xử lý bởi bộ não FXS như thế nào. Nó phổ biến ở trẻ mắc chứng tự kỷ và người lớn có phản ứng quá mức với kích thích giác quan bên ngoài, chẳng hạn như âm thanh lớn, do đó, hiểu cách não bộ có thể điều chỉnh kích thích tập trung tốt hơn có thể giúp cải thiện kỹ năng học tập.

 

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Neuroscience.

 

Nguồn: Đ.T.V (NASATI)/www.vista.gov.vn

Cập nhât: 02/10/2018