Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 32881 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Kỹ thuật liệu pháp gen có thể giúp ngăn chặn ung thư di căn (28/09/2016)
Sự lây lan của các tế bào ác tính khắp cơ thể, được gọi là di căn, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ bị ung thư vú. Nhưng giờ đây, nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát triển liệu pháp gen mới có triển vọng ngăn chặn các khối ung thư vú di căn. Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Nature Communications.
Liệu pháp gen sử dụng microRNA - các phân tử ARN nhỏ không mã hóa điều tiết biểu hiện gen để kiểm soát di căn. Liệu pháp này có thể được sử dụng cùng với kỹ thuật hóa trị liệu để điều trị các khối ung thư vú giai đoạn đầu trước khi chúng di căn.
Natalie Artzi, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Ý tưởng này là nếu ung thư được chẩn đoán sớm, thì ngoài việc điều trị khối u nguyên phát bằng hóa trị, còn có thể điều trị bằng các microRNA cụ thể để ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư gây di căn".
Điều hòa biểu hiện gen bằng microRNA là yếu tố quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư. Các nghiên cứu gần đây của nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Tel-Aviv ở Israel đã chỉ ra rằng việc gián đoạn quá trình này bằng các biến thể di truyền được gọi là nucleotide polymorphisms (SNPs), có tác động lớn đến mức độ biểu hiện gen và dẫn đến làm tăng nguy cơ ung thư.
Để xác định microRNA đặc thù góp phần vào sự tiến triển của ung thư vú và có tiềm năng được sử dụng để ngăn chặn di căn, đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã thực hiện phân tích tin sinh học mở rộng. Ba bộ dữ liệu được so sánh: bộ dữ liệu thứ nhất về SNP; thứ hai là về các vị trí ở đó microRNA liên kết với bộ gen; và bộ dữ liệu thứ ba bao trùm các gen ung thư vú có liên quan đến chuyển động của tế bào.
Phân tích cho thấy một biến thể gen hay SNP có tên là rs1071738, ảnh hưởng đến quá trình di căn. SNP phá vỡ liên kết của hai microRNA gồm miR-96 và miR-182. Sự gián đoạn này cản trở các microRNA kiểm soát biểu hiện của protein Palladin. Nghiên cứu trước đây nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Palladin trong việc di chuyển của các tế bào ung thư vú và sự xâm lấn tiếp theo của chúng đến các cơ quan khỏe mạnh khác.
Khi tiến hành thí nghiệm trong ống nghiệm đối với các tế bào, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy việc sử dụng miR-96 và miR-182 đã làm giảm biểu hiện của protein Palladin, qua đó, giảm khả năng các tế bào ung thư vú di chuyển và xâm nhập vào mô khác.
"Nghiên cứu trước đây đã đề cập đến vai trò của Palladin trong việc kiểm soát sự di chuyển và xâm lấn của các tế bào ung thư, nhưng chưa có nghiên cứu nào sử dụng microRNA để làm bất hoạt những mục tiêu cụ thể và ngăn chặn di căn", Artzi nói. "Theo cách này, chúng tôi có thể xác định được vai trò quan trọng của các microRNA trong việc ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư vú".
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một phương thức để cung cấp các microRNA cho khối u ung thư vú. Nhóm nghiên cứu đã gắn các hạt nano chứa microARN vào khung hydrogel và cấy vào chuột. Kết quả là các microRNA được cung cấp một cách hiệu quả và chính xác đến vị trí mục tiêu của khối ung thư vú. Liệu pháp điều trị đã giảm đáng kể ung thư vú di căn.
Để tăng hiệu quả điều trị, các nhà khoa học đã bổ sung cisplatin của thuốc hóa trị vào các hạt nano. Điều này đã làm giảm đáng kể cả sự phát triển của khối u nguyên phát và ung thư di căn. Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ chuyển sang các mô hình lớn hơn và tiếp đến là các thử nghiệm lâm sàng.
Nguồn: www.vista.gov.vn
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)