Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 40909 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Lần đầu tiên tạo ra tế bào gốc từ mô tim người sống (21/03/2013)
Nhà khoa học Nga, GS Konstantin Agladze đã hỗ trợ các nhà sinh học Nhật Bản lần đầu tiên tạo ra tế bào gốc từ mô tim người sống. Bước tiến mới trong y học này sẽ cứu giúp hàng triệu cuộc đời.
Tạo ra những cơ quan nội tạng người sống động là công trình mà các nhà khoa học tại Đại học Tổng hợp Kyoto (Nhật Bản) tiến hành đã gần 5 năm nay và từ 4 năm trở lại đây, đề án đặt dưới sự lãnh đạo của GS người Nga Konstantin Agladze, Trưởng Phòng Thí nghiệm tổng hợp cấu trúc nano protein thuộc Trung tâm Nghiên cứu Vật lý nano của Viện Kỹ thuật Vật lý Moscow.
Nhóm nghiên cứu lấy tế bào cảm ứng gốc làm nguồn vật liệu sinh học di truyền nhân tạo. Tế bào đó chứa trong phôi thai ở giai đoạn đầu hình thành. Các nhà khoa học đã phát hiện thấy có chất hóa học kích hoạt đưa cơ chế này vào quá trình chuyển đổi. Trong số hàng trăm"tiền tế bào” có 80 đơn vị sẽ cấu thành tế bào tim.
Cơ tim được hình thành dần dần từng bước. Thoạt đầu các tế bào thu thập trong giọt nhịp tim riêng biệt rồi sau đó, không hề có sự tác động bên ngoài, tế bào tự mình sáp lại với nhau và gắn bó trong lớp mô bền vững.
Kết quả này là bước đột phá không chỉ đối với chuyên ngành cấy ghép các bộ phận cơ thể, mà còn cả đối với ngành công nghiệp dược phẩm. Những bộ phận cơ quan vi sinh nhân tạo sẽ giúp kiểm nghiệm thuốc một cách chính xác.
Theo GS Konstantin Agladze, mô tim cấu trúc nhân tạo sẽ được sử dụng phục vụ 2 mục đích. Thứ nhất, trên những mô tim này sẽ thử nghiệm tác dụng của thuốc. Thứ hai, các tế bào được nuôi dưỡng trưởng thành có thể dùng để cấy ghép trong những ca tim bị hư hại.
Còn về chế tạo mô sống dành cho cấy ghép, theo quan điểm của các nhà khoa học, có khả năng sẽ tiến hành vào 3-4 năm tới. Trong tương lai không xa, công nghệ y sinh như vậy sẽ cứu hàng triệu sinh mạng con người.
Nguồn: chinhphu.vn
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)