Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 43986 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Làng nghề cá giống Hội Am (huyện Vĩnh Bảo): Khó khăn vẫn quyết giữ nghề truyền thống (13/07/2021)
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, suốt hơn 1 năm qua, nghề nuôi cá giống ở Hội Am, xã Cao Minh (huyện Vĩnh Bảo) điêu đứng vì đầu ra khó khăn. Nhiều hộ không bán được cá giống buộc phải để lại ao nuôi lớn thành cá thịt. Không ít hộ dùng cám gạo để nuôi cá thay vì thức ăn công nghiệp để tiết kiệm chi phí. Thế nhưng, không ai tính đến chuyện bỏ nghề truyền thống ông cha để lại. Họ đông viên, đoàn kết, giúp đỡ cũng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt…
Theo các bậc cao niên trong làng, xưa kia đồng đất chiêm chũng nhiều, thay vì cấy lúa, trồng màu, người dân nàng Hội Am (gồm thôn 8,9 và 10 hiện nay) chủ yếu làm nghề nuôi cá thịt. Nguồn cá giống được đánh bắt trong tự nhiên. Sau đó nguồn cá giống trong tự nhiên suy giảm, người làm nghề ở làng Hội Am học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi rồi chuyển sang ương giống cá. Họ nuôi cá bố mẹ cho đẻ, ấp nở thành cá bột, gột chừng 3-5 ngày rồi thả xuống ao ương thành cá giống trong khoảng 1 tháng.
Người làng Hội Am gồng gánh cá giống đi bán cho các hộ nuôi cá thịt khắp trong và ngoài huyện, sang cả các tỉnh bạn… Mỗi gánh cá giống bằng mấy tạ thóc, cả con lợn hay vài sào ruộng trồng bắp cải, su hào. Tiền bán cá giống không những đảm bảo cuộc sống gia đình mà con giúp người làm nghề nuôi nấng con cái học hành thành tài, dựng nhà. Vì thế, trong vùng ai cũng thuộc làu câu ca “giàu nuôi cá, khấm khá nuôi heo…”
Theo các hộ ương cá giống ở làng Hội Am, giai đoạn khó khăn đối với người làm nghề bắt đầu từ năm 2020 khi dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng, ngày càng diễn biễn phức tạp, khó lường. Giao thông khó khăn, thậm chí nhiều lúc bị đình trệ, nhu cầu của thị trường suy giảm, đầu ra cho sản phẩm cá giống Hội Am gặp muôn vàn khó khăn. Trước đây, từ tờ mờ sáng, khắp đường làng, ngõ xóm rộn ràng cảnh xe máy, xe ô-tô thùng chở cá giống toả đi khắp nơi. Nay, chỉ còn dăm bảy xe máy chở cá giống. Không những đầu ra cho cá giống khó khăn, mà nuôi cá thịt cũng trong tình cảnh tương tự.
Trong tình cảnh hiện nay, hầu hết người làm nghề ương cá giống ở Hội Am không cho cá đẻ nữa. Với những con cá ‘trót” mang ương, họ để lại ao nuôi thành cá thịt và tìm mọi cách giảm chi phí. Khi được hỏi khó khăn có tính chuyện đổi sang nghề khác hay không, nhiều hộ ương cá giống ở Hội Am quả quyết “Dù khó khăn đến mấy, chúng tôi cũng không bỏ nghề truyền thống. Chúng tôi tin tưởng dịch bệnh sẽ sớm qua đi, nghề sẽ lại hưng thịnh trở lại”.
Chủ tịch UBND xã Cao Minh - Đào Viết Luân cho biết, các hộ ương cá giống ở Hội Am có ít hợp đồng hay thoả thuận bao tiêu sản phẩm. Từ trước đến nay, họ chủ yếu đưa đi bán hoặc có mối nhập hàng riêng. Trước khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra, một mặt đông viên người dân yên tâm giữ vững nghề truyền thống, mặt khắc, UBND xã Cao Minh đề xuất với huyện, thành phố cũng như các cơ quan chức năng liên hệ với các đơn vị phân phối, tiêu thụ tìm đầu ra cho cá giống Hội Am cũng như sớm có cơ chế, chính sách phù hợp, kịp thời hỗ trợ các hội làm nghề vượt qua giai đoạn khó khăn. Anh Luân cũng khẳng định: “Chính quyền xã Cao Minh cũng như huyện Vĩnh Bảo, các cơ quan, đơn vị chức năng luôn bên cạnh ủng hộ, giúp đỡ các hộ làm nghề giữ gìn, phát huy nghề truyền thông, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giúp quê hương ngày càng giàu đẹp….”./.
Nguồn: Báo Hải Phòng
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)