Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 33246 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Lấy mẫu xét nghiệm không cần ống tiêm (14/02/2014)
Các nhà khoa học thành phố Perm của Nga cùng với các đồng nghiệp Mỹ đã sáng chế ra phương án thay thế cho ống tiêm thông thường.
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, một nhóm khoa học từ Trường Đại học ở thành phố Perm của Nga cùng với các đồng nghiệp Mỹ đã sáng chế một thiết bị mới về nguyên tắc để lấy mẫu xét nghiệm. Thiết bị được gọi là “vi kim tự động” - Micro Needle, là một tấm polymer nhỏ. Kích thước của nó tương tự như chiếc đinh ghim. Trên tấm polymer này bố trí 100 chiếc kim rỗng.
Vi kim tự động sẽ thay thế ống tiêm thông thường. (Ảnh: sp.ria.ru)
Với thiết bị này, người ta có thể lấy chất dịch từ lớp dưới da. Kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học Permi thực hiện trong năm 2013 đã chỉ ra rằng, về một số chỉ tiêu, chất lỏng này sánh được với máu để thực hiện các phân tích cần thiết chứ không cần phải từ máu của người bệnh.
Nhờ phát minh này, có thể tiêm thuốc mà không gây cho bệnh nhân tâm lý lo sợ và đau đớn.
Bên cạnh đó, các chuyên gia nói rằng việc sử dụng các ống tiêm không có lợi về mặt kinh tế do chi phí xử lý 1 ống tiêm cao gấp 2,5 lần so với giá thành sản xuất nó. Còn thiết bị Micro Needle không yêu cầu xử lý.
Ngoài ra, “vi kim” có thể được sử dụng để chuyển các thứ thuốc vào tế bào, tức là tiêm thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng, thiết bị vi kim không thể thay thế hoàn toàn ống tiêm. Nhưng, chúng rất hữu ích trong một số lĩnh vực y học, ví dụ, nhi khoa. Trong tương lai gần, sản phẩm mới sẽ được thử nghiệm trên người tình nguyện.
Nguồn: khoahoc.com.vn (Theo Báo Chính phủ)
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)