Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 3964
Tổng truy cập : 57,998

Văn hóa - Xã hội Nông thôn

Lễ Vu lan nghĩ về cha mẹ (16/08/2018)

         Trong cuộc sống hằng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng Cha mẹ, người đã cho ta nguồn sống, tình yêu thương bao la vô bờ bến dù đi hết cuộc đời cũng không thể quên.

Đạo lý về cha mẹ là truyền thống từ lâu đời của con người Việt Nam, từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi trưởng thành, những câu tục ngữ, ca dao viết về cha mẹ đã thấm trong máu thịt.Điều kiện căn bản để bước vào con đường đạo đức, trước tiên phải nói đến sự hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ. Nho giáo có câu: “Hiếu vi vạn hạnh chi tiên”. Một người không có hiếu đạo thì không xứng đáng làm người, còn người phật tử mà bất hiếu thì không phải là phật tử chân chính.

Tình cha nghĩa mẹ đối với con đậm đà, sâu lắng, không giới hạn. Có những lúc trong đời, vì chạy theo cuộc sống vật chất mà chúng ta quên nghĩ đến cha mẹ. Nhưng khi gặp khó khăn thất bại, bị cuộc đời vùi dập thì nơi gốc trời xa yêu dấu, bỗng nhiên chúng ta nhớ đến cha mẹ và thương cha mẹ nhiều hơn. Con có thể quên cha mẹ chứ cha mẹ không bao giờ bỏ rơi con, dù còn nhỏ hay đã trưởng thành. Hình ảnh của cha mẹ luôn là điểm tựa vững chắc cho con bước vào đời. Từ khi lọt lòng đến nay, hai vai ta mang nặng công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ nhiều đời không thể tính được.

Vì vậy hàng năm, vào ngày Rằm tháng bảy Âm lịch Phật giáo có tổ chức ngày lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ ông bà. Ngày Vu Lan không những chúng ta tìm cách đền ơn cha mẹ hiện đời mà còn phải báo đáp công ơn cha mẹ nhiều đời truyền kiếp.

Trong cuộc sống thực tế hiện nay một gia đình từ đời này sang đời nọ, có rất nhiều con cháu. Nhưng chỉ những ai có hiếu, biết tu tâm dưỡng tính, thuở nhỏ dù cực khổ không trách cha trách mẹ, biết hy sinh thân mình cho cả gia đình, biết nhẫn nhịn phấn đấu, biết quay về phụng dưỡng, giúp đỡ gia đình; tuy còn trẻ gặp nhiều gian lao sóng gió, nhưng sau này ai cũng được làm quan to, hưởng phước lộc; hoặc sống thọ trường mạnh khỏe, có con cái thành tài mà có hiếu hơn anh chị em còn lại trong nhà. 

Còn ai vô tư, vô tâm thì cuộc sống bình thường không giàu có, nhưng con cái ham chơi vô lo nên khổ tâm; hoặc con cái thành tài nhưng chỉ lo tương lai mặc cho cha mẹ ốm đau, buồn khổ. Nếu thời trẻ ai từng làm điều xấu nữa, tuy không quá nặng đến nỗi bị hình phạt ngay lúc đó, nhưng con cái sau này sẽ hư hỏng sa vào tệ nạn xã hội; nhưng vì sau này biết hối cải nên con cái đã sớm nhận ra và làm lại cuộc đời. Nếu phúc nhiều thì được sống lâu mà hưởng, phúc ít thì mất sớm, vô phúc thì sống lâu mà chịu.

Công ơn dưỡng dục của cha mẹ nó là một đạo lý sâu sắc nhất mà mỗi con người chúng ta ai cũng phải nghĩ đến, những ai còn cha còn mẹ hãy sống sao cho có hiếu, phải đạo. Rất mong rằng tất cả chúng ta đều ghi lòng tạc dạ, luôn nhớ nghĩ đến ân nghĩa sinh thành sâu dày thâm trọng của cha mẹ để tìm cách đáp đền trong muôn một.

Nguồn: Báo Gia đình