Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 30217
Tổng truy cập : 57,998

Văn hóa - Xã hội Nông thôn

Lễ Vu lan: “Đốt vàng mã không là cách hiếu kính duy nhất” (24/09/2015)

Lễ Vu lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Vào dịp lễ Vu lan, nhà nhà lại sắm sửa tiền vàng lễ vật gửi xuống cõi âm cho tổ tiên. Các nơi bán đồ vàng mã mỗi năm lại xuất hiện những món đồ mới hiện đại. Với quan niệm “trần sao, âm vậy”, nhà nào cũng ra sức sắm sửa mong người nhà ở thế giới bên kia có cuộc sống tiện nghi nhất. Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, việc tổ chức ngày lễ Vu lan đang trở nên phô trương và mang tính trào lưu.

Dưới góc nhìn bao dung của đạo Phật, việc báo hiếu bằng vật chất không phải là điều xấu. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, càng ngày càng có nhiều người sử dụng vật chất thái quá, cúng lễ lạt cho tổ tiên nhưng mang tính chất đổi chác, cầu mong tư lợi.

Đạo Phật quan niệm, ngày lễ Vu lan, nên tùy theo từng hoàn cảnh mà tổ chức. Quan trọng là nghĩ về công cha nghĩa mẹ. Có thể đơn giản chỉ là bữa cơm ấm cúng, thắp hương tổ tiên, thăm nom cha mẹ, món quà tấm bánh cho cha mẹ, thể hiện tình cảm... cũng là báo hiếu. Việc báo hiếu bắt đầu ngay từ chính con người mình. Bản thân sống tốt, sống có ý nghĩa thì cha mẹ sẽ được hưởng an lạc.

Báo hiếu hiện nay không còn chỉ là dành tình cảm tưởng niệm đến những người đã mất mà còn phải nghĩ đến trách nhiệm của người con báo hiếu cha mẹ khi cha mẹ còn đang sống. Cho dù cuộc sống này vất vả thế nào cũng nên dành thời gian về thăm cha mẹ, thắp nén hương tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên, dòng họ...Khi cha mẹ còn sống không chăm lo, báo hiếu mà để lúc cha mẹ mất đi mới báo hiếu thì đã quá muộn màng. Cuộc sống càng hiện đại, thời gian càng ít thì càng phải dành thời gian nghĩ về cha mẹ mình, hãy lấy ngày Vu lan là mốc để nhớ về cha mẹ.

Nguồn: P.V