Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 24974 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Liệu pháp điều trị kết hợp miễn dịch trị liệu mới có thể cải thiện các mô hình điều trị ung thư não tiền lâm sàng (15/07/2016)
Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học California, Los Angeles (UCLA) mới đây đã phát triển được một phương pháp điều trị kết hợp đột phá mới sử dụng vắc xin để kích thích phản ứng miễn dịch chống lại sự phát triển của các khối u não. Liệu pháp này “khai thác” sự phong tỏa của các kháng thể ức chế ung thư não khỏi sự tự che chắn từ các tế bào miễn dịch của chính bệnh nhân để có thể nhận diện u não và tấn công nó. Những phát hiện mới này đã được công bố trên tạp chí JCI Insight.
Ở hầu hết các bệnh nhân được chẩn đoán mắc căn bệnh u nguyên bào thần kinh đệm (Glioblastoma) có tiên lượng rất xấu. Sự sống trung bình của họ sau khi được điều trị bằng các phương pháp truyền thống như phẫu thuật, xạ trị và hóa trị thường chỉ kéo dài từ 14 đến 18 tháng.
Giáo sư Robert Prins, Linda Liau, Timothy Cloughesy và các đồng nghiệp thuộc Trung tâm Ung thư Hỗn hợp Jonsson UCLA, đã cho thấy lần đầu tiên vắc xin tế bào dạng cây (dendritic cell) kết hợp với sự phong tỏa kháng thể của cơ quan thụ cảm bề mặt tế bào miễn dịch có tên là PD-1, tạo ra một phản ứng miễn dịch chống lại GBM tốt hơn so với sử dụng các liệu pháp điều trị đơn thuần.
“Những phát hiện này lần đầu tiên phác thảo rõ cơ chế mà theo đó phản ứng miễn dịch hữu hiệu có thể quan sát thấy trong các khối u khu trú trong não”, Prins, phó giáo sư khoa phẫu thuật thần kinh tại UCLA, cho biết. “Chúng tôi phát hiện ra rằng hệ miễn dịch kháng u hữu hiệu đối với u nguyên bào thần kinh đệm bắt buộc phải có sự thâm nhiễm đáng kể của các tế bào tiêu diệt T (killer T cells) và sự phong tỏa của hệ trục kiểm soát quan trọng để khiến cho các tế bào tiêu diệt T này hoạt động khác thường trong khối u“.
Prin và nhóm nghiên cứu cho biết liệu pháp điều trị kết hợp hữu hiệu này hỗ trợ hệ thống miễn dịch xác định được GBM là yếu tố xâm lấn ngoại lai và đặc biệt là ngăn chặn ung thư não tái phát và phát triển.
Việc quản lý sự phong tỏa kháng thể PD1/PD-L1 đơn lẻ có thể sẽ không thành công đối với GBM nếu không có sự thâm nhiễm đáng kể của tế bào T. Chủng ngừa vắc xin tế bào dạng cây (dendritic cell) cho phép sự thâm nhập đáng kể tế bào T vào trong các u não, trong khi sự phong tỏa kháng thể PD-1 (mAb) sẽ phá hủy vỏ bọc của khối u hoạt hóa ẩn chốn khỏi hệ miễn dịch.
Nhóm nghiên cứu cho biết, giai đoạn tiếp theo là tìm hiểu cách thức điều chỉnh cơ chế truyền tín hiệu PD-1/PDL1 thành các biện pháp ức chế tiềm năng khác.
Nguồn: www.vista.gov.vn
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)