Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 6854 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Liệu pháp mới trị loét tĩnh mạch chân hiệu quả (07/08/2012)
Các nhà khoa học vừa phát triển thành công một loại thuốc xịt phun trên da giúp điều trị hiệu quả các vết thương do bệnh loét tĩnh mạch chân gây ra ở đầu mắt cá hoặc vùng thấp của chân. Loại thuốc này là một hỗn hợp protein được sử dụng để xịt vào các tế bào da vùng bị loét, giúp đông máu. Công dụng của thuốc đã được nhóm nghiên cứu thử nghiệm điều trị trên 228 bệnh nhân ở Mỹ và Canada. Kết quả cho thấy, vết thương được cải thiện rất nhiều và mau lành hơn.
Liệu pháp mới sử dụng thuốc hỗn hợp protein xịt vào da giúp đông máu vết loét (Ảnh: AFP)
Với phương pháp điều trị mới trên có thể khắc phục những hạn chế của các phương pháp cũ điều trị loét tĩnh mạch chân. Các trường hợp mắc bệnh trước đây thường phải thực hiện băng bó, tránh nhiễm trùng nhưng không phải trường hợp nào cũng chữa lành được. Ngoài ra, họ cũng có thể được ghép da song vết loét dễ tái phát lại ở những vùng da mới được ghép.
Được biết, bệnh loét tĩnh mạch chân do lỗi van tĩnh mạch chân gây ra. Các vết loét thường xuất hiện khi huyết áp tăng cao trong thời gian lâu ở tĩnh mạch chân gây tổn thương da. Căn bệnh này ảnh hưởng chủ yếu đối với những người già, béo phì và người bị giãn tĩnh mạch.
Hiện cứ 500 người Anh thì có 1 người bị bệnh loét tĩnh mạch chân. Nhưng tỷ lệ này sẽ tăng cao theo độ tuổi nhất là từ hơn 50 đến 80 tuổi. Còn ở Đức, chi phí điều trị cho một bệnh nhân mắc bệnh loét tĩnh mạch chân lên đến 10 nghìn Euro (khoảng 12 nghìn USD) mỗi năm.
Nguồn: AFP
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)