Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 29797 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Loại bỏ vấn nạn bạo lực học đường (06/04/2017)
GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam cho biết, trong các vụ bạo lực học đường hiện nay, con người không còn nhân tính. Nhiều vụ xảy ra rất thương tâm, đau lòng. Rõ ràng nhận thấy rằng, bạo lực học đường là các hành vi phi đạo đức giữa người với người, trái với các chuẩn mực đạo đức xã hội cần phải được lên án và có biện pháp ngăn chặn, chấm dứt nó.
Trước hết, nguyên nhân xảy ra các hành vi bạo lực phải khẳng định là do từ chính các học sinh - chủ thể của các hành vi bạo lực đã chưa được giáo dục đầy đủ, kém phát triển về phẩm chất đạo đức, nhân cách. Trong những tình huống nảy sinh, những học sinh này đã không đủ sức phân biệt được điều hay, lẽ phải và đó là nguyên cớ dẫn đến những hành vi lệch lạc.
Nguyên nhân từ phía gia đình các em học sinh này với nhiều lý do khác nhau. Gia đình đã thiếu quan tâm đến con cái, thả lỏng, buông trôi việc giáo dục đạo đức con cái mình, phó mặc cho nhà trường. Cũng có gia đình, khi biết con mắc các khuyết điểm về đạo đức, nhân cách đã chỉ biết xử phạt mà không biết chỉ bảo một cách tâm tình để con nhận ra điều hay, lẽ phải và tự sửa. Có gia đình, bố mẹ lục đục, cãi cọ nhau, anh chị em mâu thuẫn đánh chửi nhau, con cái vì thế ít nhiều đã bị ảnh hưởng, mang cái không khí “bạo lực” của chính gia đình mình vào lớp học.
Nguyên nhân từ tập thể lớp học, nhà trường đã chưa đủ sức trở thành tấm gương, nguồn sức mạnh giáo dục răn đe con trẻ. Tập thể lớp học không mạnh, chưa đủ sức định hướng các giá trị đạo đức tốt đẹp cho các em. Bầu không khí tâm lý lớp học thiếu lành mạnh. Cái sai không được phân tích phê phán. Những điều tốt đẹp không được biểu dương.
Một nguyên nhân nữa phải kể đến là tác động của văn hóa đạo đức thiếu lành mạnh từ các game bạo lực đang lan tràn hiện nay đã là một trong những nguyên nhân gợi ý các em có những hành vi thiếu chuẩn mực.
Để ngăn chặn và từng bước loại bỏ vấn nạn bạo lực học đường, cần sự chung tay của nhà trường, gia đình, xã hội và chính chủ thể - các em học sinh. Trong đó, quan trọng là:
Nhà trường phải tăng cường chăm lo giáo dục đạo đức cho các em thông qua các nội dung học tập và sinh hoạt hàng ngày, hướng suy nghĩ và hành động của các em vào các hành vi mẫu mực lành mạnh, tốt đẹp, có đạo đức, có văn hóa. Nhà trường dạy các em sống có kỷ luật, biết kịp thời lên án mạnh mẽ các hành vi vô kỷ luật, phi đạo đức cả bằng lời nói và hành động cụ thể chứ không phải chỉ biết đứng ngoài chứng kiến các hành vi vô đạo đức tự do diễn ra mà mình thì vô can, đứng ngoài
Các bậc bố, mẹ phải đặc biệt quan tâm đến giáo dục con trẻ. Bố mẹ phải hiểu con, hiểu được bạn bè của con, nói chuyện được với con. Bố mẹ phải làm sao trở thành bạn của con để con thoải mái bộc bạch các tâm tư nguyện vọng của mình, qua đó bố mẹ tìm cách lựa lời đưa đến cho con các suy nghĩ và hành động đúng.
Cần xây dựng tốt và tổ chức hoạt động có hiệu quả cơ chế phối hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Những người tham gia trong guồng quay này phải thực sự là những người có tâm huyết, đầy trách nhiệm trong việc giáo dục trẻ.
Nguồn: Báo Dân trí
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)