Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 44245 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Lọc thông tin để không mắc lừa tin giả (02/06/2021)
Ngày 20/5, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang thông tin về trường hợp bà N.T.T ở xã Giáp Sơn (huyện Lục Ngạn) cung cấp thông tin bia đặt liên quan đến hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn này, gây hoang mang trong nhân dân và ông V.V.T ở xã Tân Hoà (cùng huyện) về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật.
Đáng nói, câu chuyện tung tin giả, sai sự thật về tình hình dịch bệnh hay các chỉ đạo của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 từng xảy ra ở nhiều địa phương, vào nhiều thời điểm, trong đó có thành phố Hải Phòng. Nguy hiểm ở chỗ, thông tin giả, sai sự thật được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mặng xã hội, gây tâm lý hoang mang, lo lắng, thậm chí tiêu cực trong cộng đồng. Lý giải về nguyên nhân khiến các trường hợp nêu trên tung tin giả, sai sự thật về tình hình dịch bệnh hay các chỉ đạo của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng nhận định: do người tung tin, chia sẻ nguôn thông tin thiếu hiểu biết, không phân biệt được tin nào đúng, tin nào sai; có thể biết nhưng thích “nổi”, câu view, thu hút quan tâm, bình luận của nhiều người trên mạng xã hội nên cố tình tung tin, chia sẻ thông tin giả… Chính thông tin sai lệch của các đối tượng trên gây cản trở công tác phòng, chống dịch bệnh tại một số địa phương.
Trước sự việc các trường hợp tung tin, chia sẻ thông tin giả, cơ quan chức năng xử lý thật nghiêm để răn đe. Theo điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐCP của Chính phủ quy định: Tổ chức, cá nhân cung cấp nội dung thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19 sai sự thật lên mạng xã hội (như Facebook…) bị xử phạt như sau: đối với tổ chức vi phạm bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng; đối với cá nhân vi phạm bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng. Tổ chức, cá nhân vị phạm còn buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19 mà mình đăng tải. Trường hợp, người nào có hành vi đưa lên mạng thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19, gây dư luận xấu bị xử lý về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015, với khung hình phạt cao nhất là bị phát tiền từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Thực tế cho thấy, với những trường hợp tung tin giả ở thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bắc Giang… đều bị các cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý nghiêm hành vi tung tin thât thiệt, bịa đặt, làm ảnh hưởng tới công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Sau khị bị xử phạt, những người vi phạm không dám tung tin giả nữa.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố, sự hoảng hốt, lo sợ thái quá có thể gây mất kiểm soát dịch bệnh, gây ra những hậu quả khó lường. Do đó, lúc này người dân cần bình tĩnh khi tiếp nhận bất cứ nguồn tin nào, cần có “bộ lọc” để xem xét, thẩm định tính đúng đắn của thông tin rồi mới chia sẻ và tuân thủ các chỉ đạo, hướng dân về biện pháp kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh của chính quyền, các cơ quan chức năng, trước những thông tin nhạy cảm, người dân cần tìm đến nguồn tin chính thống để có được thông tin chính xác nhất./.
Nguồn: Báo Hải Phòng
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)