Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 44736 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Mặt nạ phòng chống mù lòa do biến chứng tiểu đường (16/10/2014)
Theo các chuyên gia, bệnh võng mạc tiểu đường xuất hiện khi đường huyết tăng cao làm tổn thương các mạch máu trong võng mạc. Tình trạng này khiến các mạch máu phình to và rò rỉ dịch hoặc tắc nghẽn hoàn toàn, thậm chí tạo thành các mạch máu dị thường trên bề mặt võng mạc. Phương pháp điều trị bệnh võng mạc tiểu đường hiện nay là phải chiếu tia laser để chữa lành mạch máu bị vỡ và loại bỏ các mạch máu bị hư hỏng.
Tuy nhiên, sử dụng mặt nạ Nocture 400 trong khi ngủ sẽ giúp người dùng tránh được nguy cơ phát triển căn bệnh có thể gây mù lòa này. Sản phẩm do Công ty PolyPhotonix (Anh) phát triển phát ra ánh sáng màu xanh lục cường độ thấp (tương tự như ánh sáng ban ngày) thông qua mí mắt “thấm” vào võng mạc. Khi đó, mặt nạ giúp can thiệp vào quá trình tái tạo các mạch máu mới trong mắt vào ban đêm. Đối với người khỏe mạnh, sự phát triển của các mạch máu ở mắt là có lợi nhưng với bệnh nhân võng mạc tiểu đường, nó sẽ khiến các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, sưng phồng và có thể làm giảm sút thị lực.
Hiện công ty PolyPhotonix đang chuẩn bị thử nghiệm Nocture 400 trên bệnh nhân thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, một chứng bệnh cũng liên quan đến sự phát triển bất thường của mạch máu trong mắt. Dự kiến sau khi được cơ quan y tế Anh chứng thực công dụng, sản phẩm sẽ được áp dụng trong hệ thống y tế nước này vào năm tới
*Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học thuộc Đại học Southampton (Anh) vừa khám phá ra một loại tế bào gốc đặc biệt trong mắt có thể được chuyển hóa thành các tế bào nhạy cảm với ánh sáng và chữa mù lòa.
Các tế bào gốc này được phát hiện nằm ở khu vực phía trước cầu mắt, xen giữa giác mạc trong suốt và màng cứng màu trắng của mắt. Sau khi thu thập và đặt trong điều kiện thích hợp, các tế bào gốc này có thể được chuyển đổi thành các cơ quan thụ quang, có chức năng tiếp nhận ánh sáng. Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư chuyên khoa mắt Andrew Lotery, cho biết: “Những tế bào này không khó để tiếp cận và chúng có đặc tính rất mềm dẻo - đặc điểm khiến chúng trở thành nguồn tế bào hấp dẫn cho các phương pháp điều trị trong tương lai”. Theo nhận xét của Lotery, việc lấy tế bào gốc từ mắt của người bệnh để chữa bệnh cho chính họ sẽ giúp phòng ngừa biến chứng thải ghép hoặc nguy cơ bị nhiễm trùng.
Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện mới có thể dẫn đến liệu pháp mới chữa trị chứng thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người lớn tuổi.
Nguồn: khoahoc.com.vn (Theo Báo Cần Thơ, Telegraph, Daily Mail)
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)