Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 41084 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Máy trợ tim nhỏ như hạt gạo và dùng sạc không dây (23/05/2014)
Các nhà khoa học đã tìm ra cách sạc năng lượng không cần dây cho các thiết bị bên trong cơ thể con người.
Hiện tại, máy ổn định nhịp tim và máy truyền tín hiệu thần kinh đều cần các dây nối lớn truyền điện thông qua lớp da của con người, buộc các bác sĩ phải giới hạn kích cỡ và vị trí đặt của chúng.
Một công nghệ mới từ Đại học Stanford ở Mỹ sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Các nhà khoa học tại đây đã tạo ra một máy ổn định nhịp tim chỉ bé bằng hạt gạo, có thể sạc không dây cho phép đặt sâu bên trong cơ thể con người.
Công nghệ sạc không dây đã xuất hiện trong rất nhiều năm, song phải tới thời điểm này các nhà khoa học mới có thể tìm ra một công nghệ an toàn cho phép truyền điện không dây vào sâu bên trong cơ thể. Nếu được nghiên cứu đầy đủ để áp dụng vào thực tiễn, phát kiến này sẽ thay đổi toàn bộ ngành y: các thiết bị điện tử sẽ có vai trò giống như thuốc điều trị, và bạn có thể chữa bệnh… đau đầu bằng cách đưa một con chip siêu nhỏ vào cơ thể.
Trong nghiên cứu chính thức đăng tải trên Tạp chí Học viên Khoa học Quốc gia, giáo sư Ada Poon, bộ môn công nghệ điện tại Stanfrod cho biết: "Chúng tôi cần đảm bảo rằng các thiết bị này càng nhỏ càng tốt để có thể dễ dàng đưa chúng vào sâu trong cơ thể, tạo ra các cách chữa bệnh và giảm đau mới. Với biện pháp truyền điện năng này, chúng tôi có thể giảm thiểu lý do cuối cùng khiến cho các thiết bị y tế trở nên quá cồng kềnh. Chúng tôi đang tìm cách thu nhỏ chúng xuống cỡ một hạt gạo. Chúng ta có thể sạc nó
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)