Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 18675 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Miếng dán giúp vết thương chóng lành (09/08/2013)
Miếng dán bằng thạch cao được kích thích bằng sóng siêu âm có thể giúp vết thương mau lành hơn.
Theo nhóm khoa học Đại học Drexel, Philadelphia, Mỹ, việc sử dụng miếng dán bằng thạch cao giúp giảm nhanh kích thước của các vết thương lở loét trong 4 tuần. Thông thường vết thương ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc bị liệt có thể mất vài tháng để chữa lành.
Các miếng dán đặc biệt trên nặng khoảng 85 gram và sử dụng pin để phát ra sóng siêu âm tần số thấp vào vết thương. Việc làm này sẽ kích thích các mô tự liên kết với nhau, đồng thời kích thích hoạt động của các tế bào miễn dịch có vai trò quan trọng trong việc chữa bệnh.
Miếng vá siêu âm có thể điều trị loét tĩnh mạch. (Ảnh: Drexel University)
Tiến sĩ Peter Lewin, kỹ sư y sinh tại Đại học Drexel và là nhà nghiên cứu chính của dự án, cho biết, nghiên cứu nhằm phát triển một thiết bị có thể sử dụng trên nhiều loại vết thương khác nhau, mà không gây ra tác dụng phụ.
Các nhà khoa học đã thử ngiệm thiết bị ở 15 bệnh nhân với 4 lần/tuần và mỗi lần sử dụng kéo dài 15 phút. Kết quả, các vết thương đỏ hồng dần dần hồi phục.
Điều ngạc nhiên là những bệnh nhân sử dụng máy với thời gian hơn 45 phút một lần lại không thu được kết quả tốt. Từ đó giới khoa học cho rằng, liều lượng khi thực hiện siêu âm bằng miếng dán thạch cao cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phục hồi vết thương.
Theo tiến sĩ Hector, giám đốc chương trình siêu âm chuẩn đoán tại Viện y sinh học quốc gia Mỹ, công nghệ trên là một ứng dụng siêu âm đặc biệt và hữu hiệu cho việc điều trị các vết thương mãn tính trong tương lai. Ngoài ra kỹ thuật này còn giúp các vết thương sau phẫu thuật phục hồi nhanh chóng hơn.
Nguồn: vnexpress.net
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)