Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 13800 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Mô cấy não mềm được đưa vào cơ thể bằng kim tiêm làm từ đường hòa tan (18/05/2021)
Mô cấy thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát hoặc kích thích các bộ phận của não, nhưng chúng thường bị hệ miễn dịch của cơ thể tấn công. Giờ đây, các nhà khoa học tại trường Đại học McGill của Canada đã khắc phục được hạn chế đó bằng cách chế tạo một thiết bị mới rất mềm được cấy vào cơ thể bằng cây kim làm từ đường.
Dù một số mô cấy thần kinh hiện nay tương đối dẻo, nhưng vẫn cứng hơn nhiều so với mô não tự nhiên. Kết quả là chúng chọc vào mô não, nên sự xuất hiện của chúng bị phát hiện. Do đó, cơ thể coi chúng như vật thể lạ, tạo ra phản ứng viêm và bao phủ chúng bằng mô sẹo. Như vậy, hoạt động của mô cấy bị cản trở.
Đó là lý do, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một mô cấy silicon có độ dày xấp xỉ chiếc kim khâu mỏng (khoảng 0,2 mm) và cho đến nay là mô cấy não mềm nhất. Nó được mô tả là có độ đặc tương tự như bánh pudding mềm, không khác gì bộ não.
Tuy nhiên, vì mô cấy rất mềm và mỏng manh, nên việc cấy ghép bằng phẫu thuật có thể gặp nhiều khó khăn. Các nhà nghiên cứu đã khắc phục bằng cách đặt mô cấy trong một cây kim làm bằng đường. Đầu tiên, đường được nấu chảy rồi nhào nặn, cuối cùng cứng lại thành hình cây kim. Sau đó, silicon lỏng được tiêm vào một khoang bên trong cây kim để đặt mô cấy.
Trong các thử nghiệm tại lab, kim đường không độc hại đã được sử dụng thành công để đưa mô cấy vào các vùng mục tiêu trong não chuột đã được gây mê. Trong vòng vài giây sau khi mô cấy đến những mục tiêu đó, kim đường sẽ tan biến mà không gây hại, để lại mô cấy. Khoảng 3 đến 9 tuần sau đó, các mô cấy mềm được phát hiện có phản ứng với cơ thể ở mức thấp hơn nhiều so với mô cấy thần kinh truyền thống cứng hơn.
Nghiên cứu trong tương lai sẽ tập trung gắn mô cấy vào các thiết bị điện tử, cho phép chúng thực hiện các chức năng thực tế. Nghiên cứu mới đây đã được công bố trên tạp chí Advanced Materials Technologies.
Nguồn: N.P.D/vista.gov.vn
Ngày cập nhật: 17/5/2021
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)