Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 50929
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học - Y dược

Mô hình PERISCOPE gia tốc sự phát triển của vaccine ho gà mới (29/05/2024)

Một vaccine ho gà dạng xịt qua đường mũi đã được thử nghiệm bằng việc sử dụng một mô hình và một ngân hàng tế bào do dự án PERISCOPE tạo ra đang bước vào các pha cuối của thử nghiệm lâm sàng.

Khi Edward Jenner muốn thử nghiệm các giả thuyết về tiêm chủng đậu mùa, ông đã cho một đứa trẻ phơi nhiễm cả đậu mùa trên gia súc và đậu mùa trên người, một thực nghiệm có thể dẫn đến rủi ro chết chóc. May mắn thay, đứa trẻ này đã sống sót.

Ngày nay, khi phát triển một loại vaccine hoàn toàn mới cho một bệnh truyền nhiễm nào đó, ví dụ như COVID-19, các nhà sản xuất vaccine thường tiêm chủng chúng cho một nửa số người tham gia và một nửa thì được dùng giả dược. Sau đó họ chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra – liệu người tiêm vaccine của họ có bị nhiễm ở tỉ lệ thấp hơn số người chưa được tiêm vaccine hay không? Nếu trường hợp này xảy ra thì họ có một lọai vaccine hiệu quả.

Dẫu khoảng 84% số trẻ em đều được tiêm chủng vaccine ho gà nhưng con vi khuẩn này vẫn tiếp tục tồn tại trong cộng đồng và mỗi năm lại có những đợt bùng phát. Do đó cần một loại vaccine mới nhưng khi cố gắng cải tiến hiệu quả của một vaccine hiện có, cần sử dụng các phương pháp khác. Trong một nghiên cứu thử nghiệm vaccine, nếu bắt buộc phải có nhóm tiêm giả dược, tức là không được bảo vệ bằng vaccne thì sẽ đặt ra vấn đề về đạo đức. Vì vậy, các nhà nghiên cứu phải dựa vào những mô hình thay thế cho thử nghiệm vaccine, có thể đạt được những yêu cầu của các nhà quản lý mà không ảnh hưởng đến sự an toàn của công chúng.

“Những gì chúng tôi đã làm với mô hình lây nhiễm trên người được kiểm soát do dự án PERISCOPE phát triển về cơ bản là tạo ra một cách kiểm tra nhanh việc đo lường một vaccine mới có thể giúp con người ngăn ngừa bị nhiễm bệnh tốt như thế nào”, theo Rob Read, người dẫn đầu nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm ở ĐH Southampton và dẫn dắt nghiên cứu về mô hình này.

“Với mô hình này, chúng tôi có thể làm lây nhiễm các tình nguyện viên lớn tuổi một cách có tính toán, sau khi cho họ trao cho họ một liều vaccine hoặc giả dược. Sau đó chúng tôi đo lường tỉ lệ lây nhiễm trong nhóm được tiêm so với nhóm tiêm giả dược. Chúng tôi có thể rất thận trọng để không cho phép sự lây nhiễm tiến triển thành bệnh thật – hai tuần sau khi nhiễm thì chúng tôi phải điều trị cho những người tham gia bằng kháng sinh”, ông giải thích.

Các nhà nghiên cứu đã công bố mô hình trên tạp chí The Lancet 2.

Một ngân hàng tế bào chất lượng cao để hỗ trợ phát triển vaccine.

Vaccine ho gà hiện tại chưa đủ sức ngăn ngừa vi khuẩn từ những người đã bị lây nhiễm

Trước khi kiểm tra một vaccine dự tuyển, các nhà nghiên cứu phải chứng minh với các nhà quản lý là họ đang sử dụng tế bào chất lượng cao.

“Bất cứ lúc nào anh có một mô hình lây nhiễm trên người có kiểm soát, bạn phải có một vi khuẩn đại diện cho các mầm bệnh từng lây nhiễm trên người ở châu Âu, ở cộng đồng”, Camille Locht, người phụ trách Trung tâm Truyền nhiễm và miễn dịch của Viện Pasteur de Lille và đang phát triển vaccine ho gà đường mũi trong dự án PERISCOPE 1. “Một trong những điều quan trọng nhất là PERISCOPE đã lựa chọn, sản xuất và lứu giữ một kho dự trữ vi khuẩn đã được nghiên cứu rất tốt. Cần rất nhiều kinh phí và công sức để làm được điều đó.”

Các nhà nghiên cứu tham gia dự án PERISCOPE đã tìm hiểu hệ gene của vi khuẩn ho gà và cơ chế nó lây nhiễm trên người. Tất cả những điều đó giúp gia tốc sự phát triển của một vaccine dự tuyển, và giảm thiểu gánh nặng của các nhà sản xuất vaccine.

Vaccine ho gà hiện thời không đủ sức ngăn ngừa vi khuẩn từ những người đã bị lây nhiễm – nó chỉ giúp ngăn chặn căn bệnh này khỏi tiến triển trong cơ thể. Điều đó có nghĩa là dẫu không bị ốm thì người nhiễm có thể vẫn còn mang trong người vi khuẩn ho gà và có thể truyền nó sang một người chưa được tiêm chủng khác.

“Sớm hay muộn, con vi khuẩn đó sẽ nhảy sang ai đó chưa từng được tiêm chủng hoặc là đã tiêm trong một thời gian dài, hoặc trẻ nhỏ. Sau đó con vi khuẩn này có thể là nguyên nhân dẫn đến việc người bị nhiễm bị ho”, Read nói.

Vaccine đường mũi đang được Locht và nhóm của ông phát triển để chống lại vi khuẩn tại đường vào của nó với cơ thể và ngăn ngừa việc bị nhiễm.

“Nó không chỉ bảo vệ cơ thể chống lại căn bệnh này mà còn bảo vệ cơ thể chống lại sự lây nhiễm”, ông nói. Điều đó có nghĩa là vaccine dạng xịt mũi, nếu được sử dụng rộng rãi, có thể cuối cùng diệt trừ bệnh ho gà.

Các thử nghiệm gần đây cho thấy, vaccine này hoạt động tốt ở một nhóm nhỏ (thử nghiệm lâm sàng pha 2B) và có kết quả tốt hơn so với vaccine hiện có. Bước tiếp theo của nó là thử nghiệm hiệu quả trên nhóm lớn hơn (pha ba). Locht ghi nhận là chính PERISCOPE đã giúp đẩy nhanh thời gian để vaccine bước vào pha này.

“Vẻ đẹp của việc sử dụng mô hình lây nhiễm trên người có kiểm soát là làm tăng tốc quá trình thử nghiệm lâm sàng một cách đáng kể”, ông nói. “Nếu chúng tôi tiến hành một cuộc thử nghiệm lâm sàng ba pha điển hình thì chúng tôi phải tiêm vaccine cho một nhóm lớn người và trao cho một nhó khác giả dược rồi sau đó thì chờ đợi, có thể cần tuyển đến hàng triệu người tham gia rồi theo dõi họ từ năm đến 10 năm. Không thể nhanh được”.

Tương phản với cách làm đó, sẽ chỉ mất gần một năm để vaccine của Locht vượt qua các ca thử nghiệm lâm sàng pha ba bằng sử dụng mô hình lây nhiễm người có kiểm soát do PERISCOPE phát triển. Nếu tất cả cùng đi theo con đường này, vaccine dạng xịt mũi có thể sẽ sẵn sàng vào năm 2026./.

Thanh Phương tổng hợp

Ngày cập nhật: 28/5/2024

https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/mo-hinh-periscope-gia-toc-su-phat-trien-cua-vaccine-ho-ga-moi/