Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 34917 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Mở rộng tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 made in Vietnam (30/12/2020)
Sau đợt tiêm liều 25mcg, tình hình sức khỏe của 20 tình nguyện viên ổn định. Ngày 26/12, Học viện Quân y tiếp tục tiêm thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 Nano Covax nhóm liều 50mcg cho ba tình nguyện viên đầu tiên. Đây là vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của Việt Nam được đưa vào tiêm thử nghiệm lâm sàng trên người.
Chuẩn bị tiêm vắc xin COVID-19 của Việt Nam nhóm liều 50mcg cho các tình nguyện viên.
Theo đó, trước khi tiêm thử vaccine Nano Covax nhóm liều 50mcg, ba tình nguyện viên (trong tổng số 20 tình nguyện viên) được kiểm tra sức khỏe, khám sàng lọc, khai thác kỹ tiền sử dị ứng, lấy máu xét nghiệm, điện tim, chụp X-quang… đảm bảo đủ tiêu chuẩn sức khỏe trước khi tiêm thử.
Ba người đầu tiên tiêm thử vắc xin nhóm liều 50mcg gồm 1 nam và 2 nữ, trong độ tuổi từ 20-25. Sau khi tiêm, ba tình nguyện viên được theo dõi trong phòng riêng tại Học viện Quân y trong 72 giờ đầu; sau khi xác định được tính an toàn của vaccine, 17 tình nguyện viên còn lại sẽ được tiêm.
Thiếu tướng, GS.TS Hoàng Văn Lương, Phó Giám đốc Học viên Quân y kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu Y Dược Quân sự cho biết, sau đợt tiêm liều 25mcg, tình hình sức khỏe của 20 tình nguyện viên ổn định. Các chỉ số về phản ứng phụ không xuất hiện, chủ yếu đau nhẹ và sốt nhẹ nhưng không quá 37,8 độ C.
“Trên cơ sở kết quả theo dõi, đánh giá sức khỏe theo quy định, Bộ Y tế cho phép Học viện Quân y tiếp tục tiêm liều 50mcg cho 20 tình nguyện viên”, Thiếu tướng Hoàng Văn Lương cho biết.
Theo Thiếu tướng Hoàng Văn Lương, dự kiến, giai đoạn 1 của thử nghiệm lâm sàng sẽ kết thúc trong khoảng 1,5 tháng tới. Trong quá trình này Học viện Quân y tiếp tục tuyển chọn tình nguyện viên để thực hiện giai đoạn 2, nhằm đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19. Các tình nguyện viên tham gia tiêm thử ở giai đoạn 2 tập trung vào lứa tuổi 18-50, có thể mở rộng từ 12-75 tuổi.
Tiêm mũi vắcxin đầu tiên ngừa COVID-19 Nano Covax nhóm liều 50mcg cho tình nguyện viên nữ.
Trước đó, như đã đưa tin sáng 17/12 vừa qua, các tình nguyện viên đầu tiên được tiêm thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 Nano Covax nhóm liều 25mcg.
Giai đoạn 1 sẽ có 60 người tình nguyện từ 18-50 tuổi tham gia và được phân ngẫu nhiên vào 3 nhóm, bao gồm: nhóm 1a (20 người dùng mức liều 25mcg), nhóm 1b (20 người dùng mức liều 50mcg), nhóm 1c (20 người dùng mức liều 75mcg).
Vắc xin COVID-19 do Việt Nam (công ty NANOGEN) sản xuất sẽ trải qua 3 giai đoạn tiêm thử nghiệm lâm sàng trên người. Giai đoạn 1 tiêm cho khoảng 60 người, giai đoạn 2 có khoảng 400-600 người tham gia. Giai đoạn 3, phải cần ít nhất 3.000 người, có thể mở rộng diện tham gia ra tới 30.000 người, nghiên cứu đa trung tâm, đa vùng.
Tất cả các tình nguyện viên ở giai đoạn 1 sẽ được tiêm vào bắp 2 mũi vaccine, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm 28 ngày. Thời gian nghiên cứu đối với mỗi người tham gia là khoảng 56 ngày và thời gian theo dõi là đến tháng thứ 6 kể từ liều tiêm đầu tiên.
Vaccine Nano covax c là vaccine tái tổ hợp protein S, là đoạn gai của virus SARS-CoV-2, với 4 loại liều lượng 25 mcg, 50mcg, 75mcg, 100mcg. Qua thử nghiệm trên chuột nhắt trắng, chuột hamster, khỉ và thỏ, kết quả cho thấy vaccine đảm bảo về an toàn.
Điểm mạnh của vaccine Việt Nam là bảo quản được trong nhiệt độ tủ lạnh bình thường (2-8 độ), trong khi vắc xin của một số hãng đang sản xuất phải bảo quản đến nhiệt độ âm 75 độ, khó khăn trong việc vận chuyển.
Theo GS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y, khi bắt đầu thực hiện thử nghiệm lâm sàng, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đã thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 trên người.
Trên thế giới, hiện có 56 loại vaccine COVID-19 đang thử nghiệm lâm sàng. Trong đó, có những loại vaccine đã kết thúc thử nghiệm giai đoạn 3 như Pfizer, Moderna, Astrazeneca và loại vaccine của Nga...
Nguồn: Baochinhphu.vn
Ngày cập nhật: 27/12/2020
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)