Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 12271 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
Tết Nguyên Đán là dịp nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng mạnh, đặc biệt là gà thịt. Gà thịt phục vụ Tết đòi hỏi nhiều về số lượng, chất lượng ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, cuối năm là giai đoạn chuyển mùa thời tiết khắc nghiệt, thay đổi bất thường, rét đậm rét hại kéo dài ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Để chăn nuôi được lứa gà thịt thương phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường giai đoạn Tết Nguyên Đán, mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Chuồng trại: Chuồng trại phải sạch sẽ, đảm bảo lưu thông không khí trong chuồng nuôi. Hằng ngày vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ. Định kỳ khử trùng tiêu độc chuồng trại và khu vực chăn nuôi. Nên có vườn chăn thả đảm bảo để đàn gà được vận động, chất lượng thịt sẽ ngon hơn.
2. Giống: Nên chọn những giống gà như gà Ri, Ri lai, gà Nòi, gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Mía, Mía lai, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà lai Rodh- ri, gà Sasso…
3. Chăm sóc nuôi dưỡng
- Nhiệt độ: Tuần đầu nhiệt độ thích hợp trong chuồng nuôi là 280C (trong quây úm là 32 - 330C); tuần 2, tuần 3 mỗi tuần nhiệt độ trong quây giảm 2 - 30C; sau 3 tuần, gà sẽ phát triển tốt ở nhiệt độ 21 - 240C.
- Chế độ chiếu sáng: Giai đoạn úm từ 0 - 4 tuần tuổi thắp sáng cho gà cả ngày và đêm. Giai đoạn từ 5 tuần tuổi trở đi thời gian chiếu sáng khoảng 18/24h. Có thể ngắt quãng giờ chiếu sáng, nhưng không ngắt lúc gà đói và không quá 30 phút/lần.
- Độ ẩm: Độ ẩm chuồng nuôi gà thịt nên thấp hơn 75% vì gà thịt thường ăn tự do, lượng thức ăn tiêu thụ cao nên phân nhiều và ẩm ướt.
- Thức ăn: Nên chọn thức ăn cho gà thịt phải có chất lượng cao, không bị nhiễm vi khuẩn, nấm mốc và chú ý tới hạn sử dụng và cho gà ăn tự do. Khi nhiệt độ môi trường cao trên 320C, cần giảm lượng thức ăn giàu đạm, cần chú ý cung cấp đủ nước uống, bổ sung thêm điện giải và các vitamin, rau xanh để giảm thiểu tác động xấu của stress nhiệt. Trước khi xuất chuồng 2 tuần, thức ăn dùng cho gà nên giảm hàm lượng bột cá (hoặc có thể thay thế hàm lượng bột cá bằng khô dầu lạc, khô dầu đậu tương,...), ngừng thuốc phòng cầu trùng và kháng sinh để thịt gà đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và không bị tanh mùi cá.
- Đối với vườn chăn thả nên bổ sung thêm các loại thức ăn như nuôi giun quế để gà vận động tìm thêm thức ăn, chất lượng thịt sẽ ngon hơn.
4. Phòng bệnh
Gà thịt với tốc độ tăng trọng nhanh lại nuôi với mật độ cao nên quy trình phòng bệnh phải được chú ý đặc biệt: Chuồng trại phải khử trùng kỹ và trải qua thời gian trống chuồng ít nhất 2 tuần sau mỗi đợt nuôi. Phòng bệnh bằng vaccin để phòng ngừa các bệnh như Newcastle, Gumboro, Đậu, Cúm gia cầm... được áp dụng theo quy trình của từng loại vaccin. Tẩy giun sán cho đàn gà khi đàn gà được 2 tháng tuổi. Định kỳ bổ sung thuốc bổ vitamin ADE, B - complex để tăng cường sức đề kháng cho đàn gà.
- Quan sát theo dõi đàn gà hàng ngày để phát hiện sớm những biểu hiện bất thường xảy ra trong đàn gà và có biện pháp can thiệp kịp thời./.
Nguồn:Khuyến nông Thái Bình
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)