Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 62992 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Mỹ tái tạo thành công xương từ tế bào gốc (06/07/2015)
Các nhà khoa học Viện Scripps phát hiện ra protein PPARy ngăn cản tế bào gốc ởtủy xương hình thành xương mới. Tế bào gốc của tủy xương có thể phát triển thành các loại tế bào khác nhau, bao gồm cả chất béo, các mô liên kết, xương và sụn.
Cấu trúc của người có xương khỏe mạnh và người bị loãng xương. (Ảnh: Healthytap)
Ở người bình thường, protein này có lợi, bởi nó ngăn xương phát triển quá mức hoặc hình thành gai xương. Tuy nhiên, đối với người bị loãng xương, protein này trở nên bất lợi.
Các nhà nghiên cứu phát hiện loại thuốc vẫn dùng để điều tiết insullin trong điều trị bệnh tiểu đường, có tác dụng ức chế PPARy, thúc đẩy quá trình tăng xương ở chuột. Khi ức chế PPARy, tế bào tạo xương Osteoblast gia tăng.
"Phát hiện này cho thấy có thể áp dụng phương pháp mới điều trị bệnh về xương bằng cách ức chế PPARy," giáo sư Patrick Griffin, trưởng phòng Y học Phân tử, viện Scripps, nói.
Theo Telegraph, ngoài việc xác định phương pháp điều trị bệnh loãng xương mới, nghiên cứu này còn có nhiều tác động.
"Vì PPARy có liên quan chặt chẽ đến một số protein gây bệnh, chúng ta có thể áp dụng những hiểu biết về cấu trúc của PPARy để thiết kế cấu trúc hợp chất mới cho hàng loạt ứng dụng điều trị,” tiến sĩ David Marciano, đồng nghiệp của giáo sư Griffin, nói.
Ông Griffin cho rằng, bước tiếp theo, họ sẽ phân tích hiệu quả của thuốc trong điều trị cácbệnh loãng xương, lão hóa, béo phì và tiểu đườngở động vật thí nghiệm.
Nguồn: vnexpress.vn
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)