Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 9548 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Nga: Chẩn đoán bệnh qua các đường vân ở bàn tay (14/06/2013)
Các nhà khoa học Nga đang nghiên cứu phương pháp chẩn đoán bệnh qua các đường vân ở bàn tay. Cơ sở của phương pháp này là những kiến thức khoa học của ngành sinh trắc vân tay (dermatoglyphics).
Theo các nhà khoa học, các vân tay hình thành khi thai nhi trong bụng mẹ, vào tháng thứ tư của thai kỳ và kể từ đó không bao giờ thay đổi. Cách duy nhất để hủy xóa vân tay là lột da khỏi ngón. Người đặt nền móng cho ngành sinh trắc vân tay ở Nga là nhà nhân chủng học Mikhail Volotsky. Ông đã chứng minh rằng có thể phân loại con người theo vân hoa trên đầu ngón tay.
Từ đó, các nhà nghiên cứu đã thực hiện thu thập dữ liệu các phân loại và phát hiện thấy rằng những người sở hữu vân hoa tương tự trên tay nhiều khả năng sẽ mắc các chứng bệnh giống nhau. Sự trùng khớp ba dữ liệu về giới tính, tính chất bệnh, độ tuổi mắc bệnh, cho phép rút ra kết luận rằng người này mắc căn bệnh tương tự với bệnh nhân có trong cơ sở dữ liệu. Các bác sĩ từ đó có cơ hội nhận định rõ hơn về phương hướng điều trị.
Đây chính là phương pháp chẩn đoán bệnh đang được các nhà khoa học từ thành phố Rostov trên sông Đông, ở miền Nam nước Nga, nghiên cứu. Họ tìm kiếm dấu hiệu các loại bệnh khác nhau, từ đó xác định vân tay nào sẽ báo hiệu căn bệnh cụ thể.
Họ đã tìm thấy dấu vân tay liên quan đến các bệnh vẩy nến, viêm loét dạ dày và xơ gan, trẻ bị hội chứng down và các bệnh bẩm sinh khác. Nhóm nhà khoa học nói trên cho biết mặc dù không đưa ra chẩn đoán trọn vẹn, nhưng phương pháp này giúp các bác sĩ sớm phát hiện bệnh lý ở ngay giai đoạn đầu.
Nguồn: khoahoc.com.vn
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)