Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 8368 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Nga thử nghiệm các nguyên mẫu vaccine SARS-CoV-2 (27/03/2020)
Trên trang web chính thức của mình, Cơ quan Liên bang Giám sát việc bảo vệ người tiêu dùng và sức khỏe con người (Rospotrebnadzor) thông báo, Nga bắt đầu thử nghiệm các nguyên mẫu của vaccine phòng chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2).
Ảnh minh họa.
Thông báo có đoạn viết: “Trung tâm khoa học của Rospotrebnadzor đã bắt đầu thử nghiệm một loại vaccine phòng bệnh COVID-19. Các nhà khoa học đã phát triển các nguyên mẫu vaccine dựa trên 6 nền tảng công nghệ khác nhau. Các nguyên mẫu này sẽ được thử nghiệm trên động vật tại một phòng thí nghiệm ở Siberia”.
Dựa vào kết quả thử nghiệm, các nhà khoa học sẽ xác định các nguyên mẫu an toàn và hứa hẹn nhất.
Rospotrebnadzor cho hay: “Thành phần, liều lượng, cách dùng vaccine sẽ được xác định. Các nhà khoa học hy vọng vaccine này có thể đưa vào sử dụng trong quý IV/2020”.
Trước đó, các nhà khoa học Nga thông báo đã giải mã bộ gene hoàn chỉnh đầu tiên của SARS-CoV-2. Ngày
Hiện, các quan chức thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết cuộc chạy đua phát triển vaccine đã đạt được tiến bộ đáng kể, có ít nhất 20 loại đang được phát triển.
Theo đài CNBC, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang hợp tác, chia sẻ thông tin với các nhà khoa học trên khắp thế giới về ít nhất 20 loại vaccine khác nhau đang được phát triển.
Trong đó, có một số loại đã được đưa vào thử nghiệm lâm sàng (thử nghiệm trên người) trong thời gian kỷ lục: Chỉ 60 ngày sau khi bắt tay nghiên cứu, phát triển.
“Sự tăng tốc của quá trình này thực sự rất ấn tượng trên phương diện những gì chúng ta có thể làm, gây dựng trên nền tảng nghiên cứu đã được bắt đầu với dịch SARS, MERS và nay được sử dụng với dịch COVID-19”, bác sĩ Maria Van Kerkhove, người phụ trách kỹ thuật cho các chương trình khẩn cấp của WHO, chia sẻ thông tin tại cuộc họp báo ngày 20/3 tại trụ sở WHO ở Geneva, Thụy Sĩ.
Dù vậy, các quan chức WHO thận trọng khuyến cáo vẫn còn một thời gian rất dài nữa trước khi các loại vaccine này có thể sẵn sàng đưa vào sử dụng.
Các nhà khoa học hàng đầu cho biết phải cần tới 18 tháng để tiến hành những thử nghiệm lâm sàng và xin các giấy phép phê chuẩn độ an toàn để một loại vaccine khả dụng có thể được lưu thông trong thị trường.
Australia chi gần 9 triệu USD nghiên cứu cách điều trị COVID-19
Mới đây, Chính phủ Australia đã công bố thêm nhiều khoản tài trợ cho công tác nghiên cứu các liệu pháp phòng, chống bệnh COVID-19 và điều trị các triệu chứng của bệnh này.
Cụ thể, Bộ trưởng Y tế Greg Hunt cho biết Chính phủ Australia sẽ cung cấp 13 triệu AUD (8,6 triệu USD) cho việc nghiên cứu y tế để tìm ra các biện pháp điều trị.
Trong khoản tiền nói trên, 8 triệu AUD (hơn 5 triệu USD) sẽ dành cho việc thử nghiệm 10 liệu pháp chống virus SARS-CoV-2 và 5 triệu AUD (hơn 3 triệu USD) sẽ được cung cấp cho các thử nghiệm lâm sàng để điều trị và quản lý bệnh nhân bị suy hô hấp cấp tính nặng.
Bộ trưởng Hunt cho biết thêm Chính phủ Australia cũng đang đầu tư hơn 2,6 triệu AUD vào 4 dự án nghiên cứu chẩn đoán tiên tiến tại Viện Nhiễm trùng và miễn dịch Peter Doherty nhằm mở rộng khả năng xét nghiệm chẩn đoán dịch bệnh của nước này.
Nguồn: Vũ Phong/Báo Chính phủ
Cập nhật: 23/3/2020
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)