Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 29364 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Thông tin kết quả nhiệm vụ KH&CN
Nghiên cứu đánh giá vai trò của chính quyền điện tử trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và kết quả điều hành của chính quyền tại Việt Nam (24/12/2024)
“Nghiên cứu đánh giá vai trò của chính quyền điện tử trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và kết quả điều hành của chính quyền tại Việt Nam”,là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ do Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông chủ trì, thực hiện từ tháng 01/2023 đến tháng 11/2023. Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu tổng quan về chính phủ điện tử/chính phủ số môi trường kinh doanh, kết quả điều hành của chính quyền và kinh nghiệm của các nước; Phân tích, đánh giá chính quyền điện tử/chính quyền số và cải thiện môi trường kinh doanh, kết quả điều hành của chính quyền tại Việt Nam; Đánh giá vai trò của chính quyền điện tử/chính quyền số trong cải thiện môi trường kinh doanh, kết quả điều hành của chính quyền tại Việt Nam; Đề xuất giải pháp về chính phủ điện tử để tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh, kết quả điều hành của chính quyền tại Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu tổng quan cho thấy, Chính phủ điện tử (e-Government) là một khái niệm mà mục tiêu chính là tận dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để cải thiện hiệu suất, tính minh bạch và tiện lợi của các hoạt động và dịch vụ chính phủ. Chính phủ điện tử chuyên biệt hóa cách mà chính phủ tương tác với công dân, doanh nghiệp và cơ quan khác trong chính phủ thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Chính phủ điện tử là xu hướng tất yếu của các quốc gia. Việt Nam cũng đang trong xu hướng này và có thể học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia như Hàn Quốc, Singapore, Nga, Đức, Anh, Pháp, Estonia để đánh giá thực trạng, chỉ ra những rào cản và đề xuất hướng đi đúng đắn trong giai đoạn tiếp theo.
Mô hình chính phủ điện tử.
Đề tài này tập trung đánh giá mối quan hệ giữa chính quyền điện tử và cải thiện môi trường kinh doanh cũng như tăng cường kết quả điều hành của chính quyền địa phương. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, chính quyền điện tử có tác động mạnh mẽ tới cải thiện môi trường kinh doanh ở cấp tỉnh, thành phố. Chính quyền điện tử bản thân nó chưa thể hiện sự tác động tăng cường kết quả điều hành của chính quyền địa phương, nhưng khi kết hợp với cải cách hành chính, chính quyền điện tử lại có tác động dương tới kết quả điều hành của chính quyền địa phương. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra cải cách hành chính có ý nghĩa quan trọng trong cả việc cải thiện môi trường kinh doanhh và thúc đẩy kết quả hoạt động của chính quyền địa phương. Nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số đề xuất phát triển chính phủ điện tử/ chính phủ số nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, kết quả điều hành của chính quyền tại Việt Nam cụ thể như sau:
Một là, tiếp tục xây dựng chính phủ điện tử: Từ những năm 2000, Việt Nam đã quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, xác định đây là động lực góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới tạo khả năng đi tắt, đón đầu để thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2014, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36- NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Năm 2015, Chính phủ đã có Nghị quyết đầu tiên tập trung về Chính phủ điện tử. Năm 2021, Chính phủ ra Quyết định số 942/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Đây là chiến lược về Chính phủ điện tử đầu tiên tại Việt Nam. Các văn bản chính sách này thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong xây dựng Chính phủ điện tử. Đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai, xây dựng phát triển Chính phủ điện tử. Song song với việc xây dựng các thể chế, cần tập trung hoàn thiện xây dựng các cơ sở dữ liệu nền tảng quốc gia, đặc biệt là cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai... Và để bảo đảm hiệu quả sử dụng của các cơ sở dữ liệu quốc gia này cần tiến hành xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương; hệ thống liên thông gửi, nhận văn bản điện tử; hệ thống xác thực định danh điện tử; liên thông giữa các hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng của Chính phủ và chữ ký số công cộng; Cổng thanh toán quốc gia… để bảo đảm dữ liệu, thông tin được thông suốt giữa các cấp Chính phủ. Thiết lập các hệ thống ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp và phục vụ quản lý điều hành của Chính phủ. Phát huy vai trò người đứng đầu, nâng cao hiệu quả thực thi và trách nhiệm giải trình. Các nhiệm vụ triển khai Chính phủ điện tử sẽ được đánh giá gắn liền với trách nhiệm cá nhân người đứng đầu từng bộ, ngành, địa phương và được đo lường qua bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, đo lường chất lượng kết quả xây dựng Chính phủ điện tử để bảo đảm tính chính xác và công bằng.
Hai là,tiếp tục thúc đẩy xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ cho phát triển chính phủ điện tử: Các bộ, ngành, địa phương cần nhanh chóng ban hành danh mục các cơ sở dữ liệu dùng chung của mình để có định hướng và kế hoạch rõ ràng về việc xây dựng tài nguyên dữ liệu số thuộc phạm vi mình. Nội dung ban hành cần bám sát hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông để đảm bảo sự đồng bộ, thuận lợi cho việc tham chiếu, tham khảo điều chỉnh khi triển khai, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu. Các cơ quan cấp bộ cần rà soát phạm vi lĩnh vực quản lý, lập danh sách các loại đối tượng, hoạt động cần số hóa theo ngành, lĩnh vực quản lý; phân định trách nhiệm xây dựng dữ liệu giữa bộ và địa phương, bảo đảm nguyên tắc một loại dữ liệu chỉ một cơ quan chịu trách nhiệm cập nhật; hướng dẫn các địa phương thực hiện thu thập và kết nối, tích hợp đồng bộ dữ liệu về Trung ương. Cần tăng cường quản trị dữ liệu: thiết lập hệ thống đầu mối phụ trách dữ liệu để quản lý thống nhất; định kỳ kiểm tra, đánh giá, duy trì dữ liệu bảo đảm chất lượng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu dùng chung theo quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP. Tích cực triển khai thiết lập cơ sở dữ liệu tích hợp dùng chung và nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung cấp bộ, cấp tỉnh để cung cấp thông tin tổng hợp, thống kê, dự đoán, dự báo phục vụ chỉ đạo, điều hành. Đây là bước đầu để tạo ra các giá trị gia tăng từ dữ liệu.
Ba là,kết hợp cải cách thủ tục hành chính và xây dựng chính phủ điện tử: Xây dựng chính phủ điện tử đồng bộ với cải cách hành chính là một phần quan trọng của quá trình biến đổi chính phủ để làm cho hoạt động chính phủ trở nên hiệu quả hơn, minh bạch hơn và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân.Xây dựng cơ sở hạ tầng chính phủ điện tử đồng bộ; Cải cách quy trình hành chính và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến; Tạo môi trường minh bạch và tham gia công dân; Đảm bảo rằng cán bộ công chức được đào tạo về sử dụng công nghệ thông tin và công cụ chính phủ điện tử; Thực hiện các cơ chế đánh giá hiệu suất để theo dõi triển khai chính phủ điện tử và cải cách hành chính, đảm bảo rằng mục tiêu về tăng cường minh bạch, hiệu quả và sự tiếp cận cho người dân được thực hiện đúng hướng; Hợp tác với các tổ chức quốc tế và các chuyên gia để nắm bắt các xu hướng mới nhất trong lĩnh vực chính phủ điện tử và cải cách hành chính. Tận dụng kiến thức và kinh nghiệm từ các quốc gia khác để cải thiện quy trình và hệ thống của mình. Kết hợp chính phủ điện tử với cải cách hành chính là một quá trình phức tạp nhưng quan trọng để đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của xã hội và tối ưu hóa hoạt động chính phủ.
Bốn là,tăng cường tuyên truyền về chính phủ điện tử và sử dụng dịch vụ công: Để đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và nâng cao nhận thức về chính phủ điện tử và dịch vụ công trong cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp và xã hội, có thể áp dụng các giải pháp sau: Tạo nội dung thông tin chất lượng và dễ hiểu, phát triển nội dung trực quan và dễ hiểu về chính phủ điện tử và dịch vụ công, sử dụng hình ảnh, biểu đồ, video và các hình thức truyền thông khác để minh họa các lợi ích và cách sử dụng các dịch vụ công trực tuyến; Tạo chiến dịch truyền thông dựa trên các kênh trực tuyến và truyền hình để quảng cáo chính phủ điện tử và dịch vụ công, sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, website chính phủ, email, và tin tức trực tuyến để tiếp cận một lượng lớn người dùng; Tổ chức các sự kiện, hội thảo và khóa học đào tạo cho cán bộ công chức, doanh nghiệp và xã hội về chính phủ điện tử và cách sử dụng dịch vụ công, tạo cơ hội cho mọi người trực tiếp thảo luận và đặt câu hỏi về các vấn đề liên quan; Tạo một trung tâm dịch vụ khách hàng hoặc tổ chức cuộc gọi hotline để giúp người dân và doanh nghiệp giải đáp thắc mắc và hỗ trợ khi gặp khó khăn khi sử dụng dịch vụ công; Sử dụng các trang mạng xã hội chính phủ để tương tác với cộng đồng, trả lời câu hỏi và cung cấp thông tin mới nhất, sử dụng kết nối mạng xã hội để tạo sự tham gia và tương tác với công chúng; Xây dựng các ứng dụng di động cung cấp thông tin và dịch vụ công, dễ dàng sử dụng trên điện thoại di động để tăng cường sự tiện lợi; Tạo các cơ chế để thu thập phản hồi từ người dân và doanh nghiệp về dịch vụ công và sử dụng thông tin này để cải thiện chất lượng dịch vụ; Hợp tác với các phương tiện truyền thông để đăng tin tức, bài viết và chương trình truyền hình về chính phủ điện tử và dịch vụ công; Tạo cộng đồng trực tuyến quanh các vấn đề liên quan đến chính phủ điện tử và dịch vụ công để khuyến khích trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các thành viên; Sử dụng các chỉ số và phương pháp đo lường hiệu suất để đảm bảo rằng công tác thông tin và tuyên truyền đang đạt được mục tiêu và hiệu quả.
Một số nghiên cứu vẫn phân vân việc thực hiện chính phủ điện tử sẽ thuộc về bộ chuyên ngành về công nghệ thông tin hay bộ chuyên ngành về quản lý hành chính nhà nước. Nghiên cứu này chỉ rõ, phải có sự kết hợp cả hai đơn vị này trong quá trình xây dựng và phát triển chính phủ điện tử và hướng tới chính phủ số thì mới có thể đạt được thành công. Rà soát, sắp xếp lại và huy động mọi nguồn lực cả về tài chính và con người. Các giải pháp này có thể giúp xây dựng sự nhận thức và hiểu biết tốt hơn về chính phủ điện tử và dịch vụ công trong cộng đồng và đảm bảo rằng người dân và doanh nghiệp tận dụng được những lợi ích mà chính phủ điện tử mang lại.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu dự án tại Trung tâm Thông tin, Thống kê khoa học và công nghệ Hải Phòng hoặc Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia./.
- Vai trò, giá trị của tôn giáo trong xây dựng khối đạ đoàn kết dân tộc (11/12/2024)
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thử nghiệm thiết bị thông minh trong giữ phương tiện... (11/12/2024)
- Nghiên cứu chọn tạo giống lạc có hàm lượng dầu cao (10/12/2024)
- Nghiên cứu các giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ chiến lược biển Việt Nam (09/12/2024)
- Nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất giải pháp thúc đẩy đề án phát... (06/12/2024)