Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 20475 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Nghiên cứu đột phá có thể giúp chế tạo vắcxin ngừa bệnh dại (22/11/2019)
Các nhà nghiên cứu Australia đã tìm ra một phương pháp để ngăn chặn virus bệnh dại, qua đó mở đường cho việc phát triển vắcxin phòng dại.
Ảnh minh họa. (Nguồn: newcastleherald.com.au)
Các nhà nghiên cứu Australia đã tìm ra một phương pháp để ngăn chặn virus bệnh dại làm tê liệt hệ thống miễn dịch trong cơ thể người khi chúng xâm nhập, mở đường cho việc phát triển vắcxin phòng dại mới.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell số ra ngày 13/11, tác giả công trình nghiên cứu, tiến sỹ Greg Moseley, Viện Nghiên cứu y sinh học Monash (BDI), cho biết lâu nay khi xâm nhập một cơ thể, nhiều loại virus nhắm vào loại protein có tên STAT1 và các protein liên quan nhằm làm tê liệt hệ thống phòng thủ miễn dịch của vật chủ. Tuy nhiên, các nhà khoa học không thể biết chính xác cách thức các virus này kiểm soát protein do thiếu dữ liệu cấu trúc trực tiếp.
Để khám phá điều này, các nhà nghiên cứu của BDI đã cấy một protein bệnh dại và một protein STAT1 trong cùng một ống nghiệm, sau đó theo dõi kết quả bằng quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân.
Qua theo dõi, họ quan sát thấy chính xác các khu vực mà virus dại kết dính với protein STAT1, khiến STAT1 không thể kích hoạt hệ thống miễn dịch.
Các nhà khoa học hy vọng rằng với kết quả nghiên cứu này, họ có thể phát triển một loại vắcxin ngừa bệnh dại mới an toàn, hiệu quả hơn và có thể dùng bằng đường uống. Đây sẽ là một bước tiến lớn trong phòng chống bệnh dại. Vì STAT1 là mục tiêu của nhiều loại virus như virus sởi nên các kết quả nghiên cứu trên được đánh giá là hữu ích cho nghiên cứu các bệnh khác.
Hằng năm, bệnh dại đã cướp đi sinh mạng của khoảng 60.000 người trên thế giới và phần lớn là ở những nước đang phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do bị chó dại cắn./.
Nguồn: Thanh Hải (TTXVN/Vietnam+)
Cập nhật: 13/11/2019
https://www.vietnamplus.vn/nghien-cuu-dot-pha-co-the-giup-che-tao-vacxin-ngua-benh-dai/607211.vnp
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)