Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 29578 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Thông tin kết quả nhiệm vụ KH&CN
Nghiên cứu hiện trạng, nhu cầu, đề xuất và áp dụng thử mô hình xây dựng, sử dụng và quản lý nhãn sinh thái (NST) cho các sản phẩm, dịch vụ tại khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới của Việt Nam (27/06/2025)
Kế hoạch Hành động Lima (2016-2025) đảm bảo triển khai hiệu quả Chiến lược MAB giai đoạn 2015-2025 đã mô tả việc dán nhãn sinh thái như một hoạt động đầu ra nhằm thúc đẩy các sáng kiến kinh tế xã hội bền vững trong các khu DTSQ nhằm đóng góp cho Lĩnh vực Hành động Chiến lược A1: “Các khu DTSQ được công nhận là mô hình góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu PTBV (SDGs) và Hiệp định đa phương về môi trường (MEAs)” (UNESCO, 2017).
MAB Việt Nam yêu cầu các khu DTSQ hoàn thiện 3 bản kế hoạch hành động cho 3 vấn đề: giảm thiểu rác thải nhựa, thúc đẩy nhãn sinh tháivà du lịch sinh thái trình UBND tỉnh/thành phố và triển khai thực hiện trong năm 2020 và các năm tiếp theo. Kết quả thực hiện các kế hoạch hành động đã được trình bày tại Hội nghị tổng kết mạng lưới các khu DTSQ tại Việt Nam năm 2020 tổ chức tại khu DTSQ Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh (2/12/2020). Tuy nhiên, việc thực hiện chưa đồng đều tại các khu DTSQ cũng như chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Trong năm tiếp theo, MAB Việt Nam yêu cầu các khu DTSQ tiếp tục thực hiện 3 KHHĐ nêu trên đồng thời tiếp tục triển khai hoạt động các năm tiếp theo theo định hướng “Sử dụng thành công khu DTSQ làm công cụ thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc góp phần thực hiện Chiến lược MAB (2015-2025) và Kế hoạch Hành động Lima (2016-2025)”.
Nhãn sinh thái trong quản lý môi trường tại Việt Nam
Nhằm xây dựng một khuôn khổ thống nhất trong việc triển khai và vận hành mô hình xây dựng, sử dụng và quản lý NST gắn với logo của các khu DTSQ ở Việt Nam, góp phần thúc đẩy và tăng cường hiệu quả hoạt động dán NST, đề tài: Nghiên cứu hiện trạng, nhu cầu, đề xuất và áp dụng thử mô hình xây dựng, sử dụng và quản lý nhãn sinh thái cho các sản phẩm, dịch vụ tại Khu Dự trữ Sinh quyển (DTSQ) Thế giới của Việt Nam, do TS. Hà Văn Định làm Chủ nhiệm, được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2020-2023.
Sau thời gian nghiên cứu và triển khai các nội dung, Nhiệm vụ đã nỗ lực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận như sau:
(1) Đề tài đã tổng hợp, phân tích đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng, sử dụng và quản lý NST gắn với logo của khu DTSQ. Cơ sở lý luận được phân tích từ khái niệm, phân loại NST khu DTSQ cho đến chủ trương, chính sách thúc đẩy NST nhằm đảm bảo triển khai hiệu quả Chiến lược MAB 2015 – 2025 mà Kế hoạch hành động Liam (2016-2025) đã nêu rõ dán NST là một hoạt động đầu ra nhằm thúc đẩy các sáng kiến kinh tế xã hội bền vững trong các khu DTSQ, đóng góp cho Lĩnh vực Hành động Chiến lược A1: “Các khu DTSQ được công nhận là mô hình góp phần thực hiện các Mục tiêu PTBV (SDGs) và Hiệp định Đa phương về Môi trường (MEAs)”. Các vấn đề liên quan đến sử dụng và quản lý NST khu DTSQ cũng đã được UNESCO tổng hợp, đánh giá. Cơ sở thực tiễn tại các khu DTSQ trên thế giới và tại Việt Nam về vấn đề này cũng được thực hiện, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm phát triển NST hiệu quả tại các khu DTSQ của Việt Nam trong thời gian tới.
(2) Đề tài đã tổng hợp phân tích, đánh giá được hiện trạng sử dụng logo khu DTSQ tại Việt Nam. Trong đó, có 02/09 khu DTSQ đã có sản phẩm được gắn nhãn hiệu khu DTSQ cụ thể: 25 sản phẩm, dịch vụ của khu DTSQ Cát Bà và 02 sản phẩm của khu DTSQ Kiên Giang thỏa mãn các tiêu chí do BQL khu DTSQ đề ra được dán nhãn hiệu khu DTSQ. Cơ chế dán nhãn đã cho thấy hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, mang lại niềm tự hào cho doanh nghiệp và thu hút đối tượng khách du lịch quan tâm tới môi trường. Ngoài ra, một số các khu DTSQ đã bƣớc đầu phát triển cơ chế dãn nhãn như khu DTSQ Tây Nghệ An, Kiên Giang, Đồng Nai,… Mặc dù mới chỉ là những nỗ lực ban đầu như tìm hiểu sự quan tâm của doanh nghiệp; lựa chọn sản phẩm, dịch vụ có tiềm năng dán nhãn; tham vấn các bên liên quan; xây dựng bộ tiêu chí và quy chế sử dụng nhãn để trình các cơ quan có thẩm quyền…, tuy nhiên đây là những tín hiệu đáng vui mừng cho thấy nỗ lực của mạng lưới sinh quyển Việt Nam trong việc hưởng ứng Kế hoạch Hành động Lima và thúc đẩy chức năng của khu DTSQ như một công cụ thực sự hỗ trợ phát triển bền vững và nâng cao đời sống
cộng đồng địa phương.
(3) Đề tài đã phân tích, đánh giá được nhu cầu xây dựng, sử dụng và quản lý NST cho các sản phẩm, dịch vụ của khu DTSQ. Với những lợi ích mà hoạt động dán NST mang lại cho các đối tƣợng liên quan như: Khu DTSQ; chủ thể sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ; NTD; môi trƣờng; đa dạng sinh học;… cùng với việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về NST khu DTSQ thì nhu cầu sử dụng NST cho các sản phẩm, dịch vụ của khu DTSQ của các đối tượng được phỏng vấn có xu hướng tăng lên. Với nhu cầu phát triển các sản phẩm, dịch vụ dán nhãn, đề tài đề xuất mô hình xây dựng, sử dụng và quản
lý NST cho các sản phẩm, dịch vụ của khu DTSQ.
(4) Đề tài đã tổng hợp và đề xuất bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm, dịch vụ gắn NST khu DTSQ. Bộ tiêu chí sẽ được sửa đổi, bổ sung định kỳ nếu cần thiết để phù hợp thực tiễn tại các khu DTSQ. Bộ tiêu chí được xây dựng cụ thể cho ba nhóm sản phẩm/dịch vụ đặc trưng, thế mạnh, ưu tiên phát triển của các khu DTSQ bao gồm:
- Nhóm sản phẩm nông nghiệp: sản phẩm trồng trọt, chế biến nông sản (ca cao, tinh bột,...)
- Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ: váy, áo, túi xách,… được dệt thủ công.
- Nhóm sản phẩm dịch vụ: Dịch vụ ăn uống và lưu trú (hệ thống nhà hàng, khách sạn, homestay, nhà nghỉ tư nhân). Bộ tiêu chí gồm nhóm tiêu chí bắt buộc và nhóm tiêu chí cơ sở. Trong đó:
- Đối với nhóm sản phẩm nông nghiệp gồm 35 tiêu chí: 07 tiêu chí thuộc nhóm tiêu chí bắt buộc và 28 tiêu chí thuộc nhóm tiêu chí cơ sở.
- Đối với nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ gồm 28 tiêu chí: 07 tiêu chí thuộc nhóm tiêu chí bắt buộc và 21 tiêu chí thuộc nhóm tiêu chí cơ sở.
- Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ gồm 29 tiêu chí: 07 tiêu chí thuộc nhóm tiêu chí bắt buộc và 22 tiêu chí thuộc nhóm tiêu chí cơ sở.
Về cách đánh giá, xác định cấp độ NST khu DTSQ gắn cho sản phẩm/dịch vụ theo bộ tiêu chí cụ thể như sau:
- Nếu sản phẩm/dịch vụ đạt 100% nhóm tiêu chí bắt buộc sẽ được gắn Nhãn loại 1 – Nhãn địa lý khu DTSQ.
- Nếu sản phẩm/dịch vụ đạt 100% nhóm tiêu chí bắt buộc và tối thiểu 50% nhóm tiêu chí cơ sở thì đủ điều kiện dán Nhãn loại 2 – Nhãn chất lượng khu DTSQ.
- Nếu sản phẩm/dịch vụ đã đƣợc chứng nhận từ một nguồn khác, chứng nhận đó sẽ được ưu tiên khi xem xét lựa chọn dán Nhãn loại 3 – Nhãn chứng nhận chất lượng chuyên nghiệp với điều kiện sản phẩm/dịch vụ đó phải được vận hành và hoạt động trong phạm vi ranh giới khu DTSQ và thuộc các chứng nhận sau:
+ Sản phẩm nông nghiệp: Sản phẩm đã được chứng nhận VietGap và các tiêu chuẩn tương đương hoặc cao hơn (ví dụ GlobalGap); sản phẩm được chứng nhận hữu cơ và các tiêu chuẩn tương đương; sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao trở lên; Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao – Chuẩn hội nhập và các tiêu chuẩn, chứng nhận tương đương khác hoặc cao hơn.
+ Sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Sản phẩm đã được chứng nhận Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao trở lên; và các tiêu chuẩn, chứng nhận tương đương khác hoặc cao hơn.
+ Sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm đã được chứng nhận Bông sen xanh, Nhãn Du lịch xanh, ISO 21401: 2018; sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao trở lên; và các tiêu chuẩn, chứng nhận tương đương hoặc cao hơn.
(5) Đề tài đã đề xuất được quy trình xây dựng, sử dụng và quản lý NST cho các sản phẩm, dịch vụ của các khu DTSQ của Việt Nam là lựa chọn phương thức bảo hộ NHCN có tích hợp các tiêu chí của NST, bao gồm các nội dung chính sau: (i) Xác định chủ thể NST để nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ NST với hình thức là NHCN; (ii) Lựa chọn dấu hiệu làm NST để đăng ký bảo hộ là NHCN; (iii) Xác định sản phẩm chủ lực và đặc thù trong khu DTSQ; (iv) Xây dựng Bộ tiêu chí dùng để chứng nhận cho sản phẩm; (v) Chuẩn bị bộ
hồ sơ đăng ký NST dưới hình thức bảo hộ NHCN; (vi) Xây dựng hệ thống quản lý, khai thác, sử dụng NST đã được bảo hộ NHCN trong khu DTSQ. Nội dung thông tin trong NST đã có logo của khu DTSQ và được đề xuất sẽ bảo hộ là Nhãn hiệu chứng nhận, do vậy toàn bộ hình thức thể hiện NST đề xuất bảo hộ là Quyền tác giả với tên tác phẩm là “Hình thức thể hiện NST khu DTSQ và tên khu DTSQ”. Nếu trong nội dung NST có chứa các quyền SHTT của các tổ chức, cá nhân khác thì cần phải có Giấy xác nhận đồng thuận của tổ chức, cá nhân đó.
(6) Đề tài đã tổng hợp phân tích, đánh giá hiện trạng (điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, sản phẩm, dịch vụ) của 02 khu DTSQ miền Tây Nghệ An và khu DTSQ Đồng Nai làm cơ sở xây dựng mô hình sử dụng và quản lý NST gắn với logo khu DTSQ cho các sản phẩm dịch vụ. Từ các kết quả phân tích, đề tài đã lựa chọn, thiết kế, triển khai và hoàn thành 04 mô hình thử nghiệm tại 02 khu DTSQ:
- Mô hình thứ nhất: Mô hình sử dụng và quản lý NST khu DTSQ miền Tây Nghệ An cho sản phẩm dệt thổ cẩm – Dán NST loại 2.
- Mô hình thứ hai: Mô hình sử dụng và quản lý NST khu DTSQ miền Tây Nghệ An cho sản phẩm tinh bột nghệ và viên hoàn tinh nghệ mật ong – Dán NST loại 2.
- Mô hình thứ ba: Mô hình sử dụng và quản lý NST khu DTSQ Đồng Nai cho sản phẩm bột ca cao nguyên chất đóng hộp – Dán NST loại 3 (cấp độ caonhất).
- Mô hình thứ tư: Mô hình sử dụng và quản lý NST khu DTSQ Đồng Nai cho hệ thống nhà hàng, khách sạn, homestay, nhà nghỉ tư nhân – Dán NST loại 2.
Các mô hình bước đầu đã đạt đƣợc những kết quả như: Thông qua quá trình tập huấn, truyền thông về NST thì cộng đồng đã hiểu về khu DTSQ, lợi ích của việc dán NST; Nâng cao ý thức của cộng đồng địa phương về vấn đề bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, hướng đến sản xuất sạch hơn, sản xuất an toàn, giảm thiểu rác thải nhựa,…; Việc dán NST đã nâng cao thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm được dán NST so với sản phẩm cùng loại không được dán nhãn; Dán NST cho sản phẩm còn góp phần quảng bá hình ảnh khu DTSQ đến với NTD trong và ngoài nước thông qua các hình ảnh, thông tin trên NST và bao bì sản phẩm; thay đổi nhận thức, lựa chọn sản phẩm của NTD (ưu tiên lựa chọn sản phẩm được dán NST);… Trong quá trình triển khai thực hiện mô hình, chủ thể và các thành viên tham gia mô hình đã thấy rõ được các lợi ích của NST nên đã kiến nghị sau khi đề tài được Bộ Khoa học và Công nghệ nghiệm thu sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các sản phẩm được tiếp tục sử dụng lâu dài NST của khu DTSQ (sản phẩm của đề tài).
(7) Đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp quản lý, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ đuợc dán NST của khu DTSQ bao gồm: giải pháp về cơ chế chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia dán NST tại khu DTSQ; giải pháp xúc tiến thương mại, quảng bá, phát triển thị trường cho sản phẩm, dịch vụ được dán NST tại khu DTSQ; giải pháp về hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, điều phối hoạt động dán NST cho sản phẩm, dịch vụ của khu DTSQ.
Các sản phẩm của đề tài là sổ tay hướng dẫn thực hiện quy trình xây dựng, sử dụng và quản lý NST có gắn logo của khu DTSQ. Qua đó, BQL các khu DTSQ, các chủ thể sản xuất, kinh doanh, các bên liên quan, quan tâm có thể sử dụng và dễ dàng tham gia hoạt động dán NST khu DTSQ. Đăng 02 bài báo khoa học trong nước và 01 bài báo khoa học quốc tế. Ngoài ra đã hoàn thành đào tạo 01 Thạc sỹ.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu nhiệm vụ KH&CN tại Trung tâm Thông tin và Truyền thông Hải Phòng hoặc Cục Thông tin, Thống kê.
- Nghiên cứu chọn lọc, khai thác phát triển và đánh giá tiềm năng di truyền nguồn... (29/06/2025)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa phù hợp cho chế biến bún, mỳ khô, bánh... (29/06/2025)
- Sản xuất thử nghiệm máy kéo 04 bánh công suất đến 50Hp mang thương hiệu Việt Nam (25/06/2025)
- Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chính sách phát huy vai trò đội ngũ trí... (24/06/2025)
- Nghiên cứu dự báo tình trạng giao thông theo thời gian tại các nút giao... (22/06/2025)