Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 20283
Tổng truy cập : 57,998

Thông tin kết quả nhiệm vụ KH&CN

Nghiên cứu khai thác và phát triển một số loài lan hài đặc hữu (hài Việt Nam, hài Chân tím, hài Mạng đỏ tía, hài Điểm ngọc) cho vùng Đông Bắc (11/07/2025)

Theo kết quả điều tra khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam có khoảng 500 loài lan rừng trong đó có 27 loài nằm trong nghị định 32/2006/NĐ-CP, sách đỏ Việt Nam. Trong số 27 loài đưa vào sách đỏ có các loài lan hài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam như: Lan hài Việt Nam, hài Kim, hài Mạng đỏ tía, và các loài lan có giá trị dược liệu như Kim tuyến, lan Gấm, Thạch hộc, … Theo các nghiên cứu cho thấy: Các loài nhƣ Paphiopedilum vietnamense (hài Bóng), P. ameniacum (hài Kim) và P. Micronthum (hài Mốc hồng) được đánh giá là đang bị cạn kiệt. Nếu không có biện pháp bảo tồn tích cực thì rất có thể các loài lan hài hoang dại của Việt Nam sẽ bị tuyệt chủng hoàn toàn trong một thời gian rất gần. Để có cơ sở cho việc bảo tồn một cách chính xác và hiệu quả thì khâu điều tra thực địa là rất cần thiết, nó không chỉ xác định được nhu cầu bảo tồn mà còn xác định đƣợc sinh cảnh nơi sinh sống của những loài động thực vật từ đó giúp các nhà bảo tồn có sự nhận định chính xác về môi trường sinh sống, thành phần loài trong quần thể, từ đó hỗ trợ đắc lực cho việc bảo tồn vì tạo hoặc mô phỏng được sinh cảnh thuận lợi cho những cá thể được bảo tồn.

Ở Việt Nam, các loài lan hài cũng nằm trong tình trạng nguy cấp đến tuyệt chủng ngoài tự nhiên, nhưng việc nghiên cứu nghiên cứu lan hài ở Việt Nam chủ yếu còn tự phát, việc nghiên cứu chỉ là tuyển chọn một số loài lan hài, sau đó các loài được trồng theo kinh nghiệm truyền thống. Các công tác khác về giống cho các loài lan hài như lưu giữ, bảo tồn, nghiên cứu và phát triển nguồn gen, lai tạo ít được quan tâm. Để bảo tồn và phát triển bền vững rất cần các tổ chức, doanh nghiệp, trung tâm, viện, trường, các tổ chức, cơ quan chính phủ vào cuộc. Để phát triển bền vững loài lan hài có giá trị của Việt Nam cần phải thực hiện được việc nhân giống, nghiên cứu quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cho từng loài, đồng thời có thể tạo ra những sản phẩm lai để phát triển thương mại, đáp ứng nhu cầu người chơi, do vậy, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông Lam nghiệp miền núi đã triển khai đề tài: Nghiên cứu khai thác và phát triển một số loài lan hài đặc hữu (hài Việt Nam, hài Chân tím, hài Mạng đỏ tía, hài Điểm ngọc) cho vùng Đông Bắc do ThS. Nguyễn Thị Tình làm chủ nhiệm. Đề tài được triển khai nhằm làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và phát triển các loài lan hài có giá trị, từ đó tuyển chọn chất lượng tốt, vật liệu di truyền tốt phục vụ cho nhân giống, bảo tồn và phát triển.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra và thu thập được hiện trạng quần thể và xây dựng bản đồ phân bố của các loài lan hài Việt Nam, lan hài Chân tím, lan hài Mạng đỏ tía, lan hài Điểm Ngọc. Độ cao phân bố đối với loài lan Hài Việt Nam khá hẹp chỉ ghi nhận ở đại cao từ 300-500 m khe hoặc hốc đá có chứa mùn trong các khu rừng nguyên sinh hoặc trên các hốc đá có thảm thực vật hoặc có mùn của núi đá vôi. Các loài lan hài Điểm Ngọc, Lan Hài Chân tím phân bố rộng ở độ cao từ 350m đến 1200m trên các bờ vách đá hiểm trở và trên các thân cây gỗ trong rừng tự nhiên. Lan Hài Việt Nam và lan hài Điểm Ngọc phát triển từng cá thể riêng biệt không mọc theo bụi, mọc trên lớp thảm mục dày từ 15-20cm, trên các khe, điểm trũng của vách đá khá thoáng mát, được che bóng bởi các cây gỗ trong rừng tự nhiên. Lan Hài Chân tím và lan hài Mạng đỏ tía phát triển từng thành từng bụi bụi, trong rừng tự nhiên loài này sống trên chất mùn dưới gốc cây hoặc trên đá có phủ rêu. Thu thập 4 loài lan Việt Nam với số lượng 500 cây/loài đối với lan hài Việt Nam và lan hài Điểm ngọc, 700 cây/loài với lan Chân tím, 600 cây/loài với lan hài Mạng đỏ tía.

Dựa vào các tài liệu công bố đánh giá đặc điểm hình thái đặc trưng của 4 loài lan hài trong khu vực, là cơ sở để các nhà lai, chọn tạo giống tìm ra các cặp bố mẹ và chọn tạo loài có giá trị để phát triển bền vững. Kết quả phân tích ADN so sánh trình tự ITS của những cá thể lan thu thập về là lan hài Việt Nam, hài Chân tím, hài Mạng đỏ tía và lan hài Điểm Ngọc. Kết quả nghiên cứu này đã cung cấp chính xác, rõ ràng nguồn gốc, tên loài các giống đưa về Trung tâm phục vụ công tác phân loại và bảo tồn cũng như nhân giống, khai thác nguồn gen các loài lan hài một cách hiệu quả.

Nhóm nghiên cứu Đã xây dựng thành công 02 quy trình công nghệ nhân giống in vitro cho lan hài Việt Nam, lan hài Chân tím, và lan hài Mạng đỏ tía 02 quy trình công nghệ nhân giống bằng phương pháp tách mầm (chồi) đối với lan hài Mạng đỏ tía và lan hài Điểm ngọc, đó là:

- Đã xây dựng thành công quy trình nhân giống in vitro lan hài Việt Nam, ở giai đoạn tái sinh trên môi trường MS +1,5 mg GA3 + 30 gam đường + 100mg Inostol + 1,0 g/l than hoạt tính và 6.5 g/l agar, pH=5,8. Trong quá trình nhân nhanh, bổ sung kết hợp các chất điều tiết sinh trưởng có hiệu quả cải thiện hệ số nhân nhanh của cây lan Hài Việt Nam hơn là bổ sung riêng lẻ từng chất. Môi trường thích hợp nhất để nhân nhanh chồi cây lan Hài Việt Nam là môi trường nền MS bổ sung + 10% nước dừa + 1g/l than hoạt tính + 30 gam đường + 100mg Inostol + 6,5 g/l agar + 4 mg BAP + 1,5 mg/l kinetin, pH 5,8 đạt 96 chồi (3,2 lần), Trong môi trường ra rễ, tạo cây hoàn chỉnh bổ sung 10% nước dừa và NAA, IAA, IBA với nồng độ 1mg/l có tác dụng rõ rệt trong việc ra rễ tạo cây hoàn chỉnh, tỷ lệ ra rễ đạt 100%, giai đoạn ra cây Rêu ngoại + trấu hun + xơ dừa + đá thấm thủy với tỷ lệ 1:1:1:2.

 

- Xây dựng thành công quy trình nhân giống in vitro lan hài Chân tím. Trong quá trình tái sinh sử dụng môi trường MS + GA31,5 mg/l + NAA 2mg/l + BA 1mg/l + Đường 30 gam/l + Inostol 100mgl/l + Than hoạt tính 1,0 g/l và agar 6.5 g/l, pH=5,8. Giai đoạn nhân nhanh, bổ sung kết hợp các chất điều tiết sinh trưởng có hiệu quả cải thiện hệ số nhân nhanh của cây lan Hài Chân tím hơn là bổ sung riêng lẻ từng chất. Môi trường thích hợp nhất để nhân nhanh chồi cây lan Chân tím là môi trƣờng Môi trường MS + nước dừa 15%/l + NAA 2mg/l + BA 1mg/l + Kinetine 2mg/l + Đường 30 gam/l + Inostol 100mgl/l + Than hoạt tính 1,0 g/l và agar 6.5 g/l, pH=5,8 cho hệ số nhân chồi đạt 95 chồi (3,17 lần), cao nhất so với đối chứng; bổ sung kinetin với nồng độ 0,5 mg/l có tác dụng rõ rệt đến khả năng kéo dài chồi. Bổ sung NAA, IAA, IBA với nồng độ 1,5mg/l có tác dụng rõ rệt trong việc ra rễ tạo cây hoàn chỉnh, Ra cây: Rêu ngoại + trấu hun + xơ dừa + đá thấm thủy với tỷ lệ 1:1:1:2.

- Xây dựng thành công quy trình nhân giống vô tính bằng cách tách (mầm/chồi) cho 2 loài lan, cụ thể: Chọn cây giống có 3 - 4 đôi lá có 2 - 3 thân tơ để tách chồi cho tỷ lệ sinh trưởng tốt nhất; Giá thể tốt nhất cho cây giống sau khi tách chồi đối với lan hài Điểm Ngọc và lan hài Mạng đỏ tía là giá thể giá thể là rêu ngoại + trấu hun + xơ dừa + Đá thấm thủy phối trộn 1:1:1:2 ; phân bón sau khi tách chồi là 50gam trùn quế/chậu; bón toàn bộ lượng phân bón gốc, tránh bón sát vào cây giống. Chế phẩm tốt nhất để chăm sóc cây sau khi tách chồi là chế phẩm Dynamic Lifter, nồng độ 100ppm, cứ 7-10 ngày thì phun một lần để kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Nhóm nghiên cứu cũng đã xây dựng thành công quy trình trồng và chăm sóc 04 loài lan hài, cụ thể: Giá thể cho cây lan Hài Việt Nam và lan Hài Điểm Ngọc, lan Hài Mạng đỏ tía, lan hài Chân tím khi trồng là giá thể: Rêu ngoại + trấu hun + xơ dừa + Đá thấm thủy với tỷ lệ 1: 1: 1: 2. Giá thể trước khi phối trộn được xử lý bằng dụng dịch nƣớc vôi trong nồng độ 1% ngâm trong 24h. Đối với giá thể là trấu hun sử dụng thuốc tím KMnO4 nồng độ 1% ủ trong 5 ngày, Phân bón gốc cho lan hài là 10gam phân trùn quế; bón toàn bộ lƣợng phân trùn quế, tránh bón sát vào cây giống, dinh dưỡng bón lá: chế phẩm ra rễ cực mạnh nồng độ 5ml/l 1 tuần/lần. Kích thích đến khi ra rễ sử dụng chế phẩm dƣỡng cây và chăm sóc chuyên dụng cho lan, Phân bón lan Dynamic Lifter nồng độ 5ml/l 1 tuần/lần. Có hệ số chồi mới cũng như khả năng sinh trưởng chồi và sinh trƣởng tốt nhất, với lan Hài Việt Nam; Để kích thích sự ra hoa của các loài Lan hài cần phun thuốc kích thích ra hoa bón phân bón Grow more (6:30:30) , tỷ lệra hoa từ 17 – 34%.

- Đã xây dựng được mô hình vườn giống gốc 04 loài lan lựa chọn với số lượng 2.000 cây/04 loài lan Hài cung cấp vật liệu giống để sản xuất cây thương phẩm

- Đã xây dựng 01 mô hình nhân giống, trồng và chăm sóc đối với 04 loài lan được lựa chọn. Quy mô 3000 cây/loài nhân giống từ vườn giống gốc (tách chồi + in vitro).

- Đã xây dựng đƣợc 01 mô hình sản xuất đối với 04 loài lan được lựa chọn. Quy mô 2.000 cây/loài.

Kết quả của đề tài sẽ ứng dụng vào thực tiễn sản xuất để nhân giống cây trồng, có ý nghĩa về khoa học công nghệ. Sử dụng nguồn gen lan hài bản địa, giá thể tự nhiên có san trong nước nên không ảnh hƣởng đến sinh thái tự nhiên và môi trường, mà còn góp phần cải thiện môi trường, tạo ra sản phẩm góp phần bảo tồn loài lan hài quý, có giá trị.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu dự án tại Trung tâm Thông tin và Truyền thông Hải Phòng./.