Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 20411
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học - Y dược

Nghiên cứu khoa học mới: Có thể thu thập DNA từ không khí (08/04/2021)

Phương pháp thu thập DNA từ không khí khi ứng dụng vào thực tế sẽ giúp ích trong việc nghiên cứu các bệnh lây truyền qua đường không khí cũng như công tác pháp y giám định tội phạm.

Theo Science Focus, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Queen Mary ở London đã chỉ ra rằng có thể thu thập “ADN môi trường” (eADN) từ không khí.

Trong tương lai, các nhà khoa học và các nhà điều tra có thể không cần phải thu thập ADN trực tiếp trên bề mặt mẫu vật mà có thể lấy từ không khí.

Theo Science Focus, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Queen Mary ở London đã chỉ ra rằng có thể thu thập “ADN môi trường” (eADN) từ không khí.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một máy bơm nhu động kết hợp với bộ lọc áp lực để lấy mẫu ADN của chuột chũi trụi lông trong 5-20 phút, sau đó sử dụng các bộ dụng cụ tiêu chuẩn để tìm và giải mã gene trong các mẫu thu được.

Phương pháp này không chỉ xác định chính xác ADN của chuột chũi (cả ở trong hang động và trong phòng thí nghiệm) mà đồng thời còn thu được một số ADN của con người.

Tiến sỹ Elizabeth Claire - người đứng đầu nghiên cứu cho biết, mục đích ban đầu của nghiên cứu nhằm giúp các nhà bảo tồn và sinh thái học nghiên cứu môi trường sinh học.

Tuy nhiên, với đầy đủ sự phát triển, phương pháp này có thể được tận dụng nhiều hơn nữa. Các đơn vị pháp y có thể lấy ADN từ không khí để xác định xem nghi phạm có hiện diện tại hiện trường vụ án hay không.

Nghiên cứu này cũng có thể được áp dụng trong y học, giúp các nhà virus học và dịch tễ học hiểu được cách thức lây lan của virus trong không khí (như virus gây ra COVID-19).

Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường dài phía trước để có thể áp dụng nghiên cứu này vào thực tế. Đơn vị nghiên cứu hiện đã làm việc với các công ty tư nhân như NatureMetrics để phát triển các ứng dụng thực tế.

Có thể dễ dàng nhận thấy một số hạn chế của nghiên cứu. Công nghệ này có thể không hoạt động tốt trong phòng đông người hoặc ở không gian ngoài trời. Nó chỉ hữu ích trong các tình huống mà không thể xác định được rõ ràng ADN trên bề mặt mẫu vật./.

Nguồn: Minh Phương/vietnamplus.vn

Ngày cập nhật: 07/4/2021

 https://www.vietnamplus.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-moi-co-the-thu-thap-dna-tu-khong-khi/704352.vnp